Do thuộc sở hữu chung nhằm phục vụ mục đích thờ cúng, duy trì tín ngưỡng, nên tranh chấp đất đai dòng họ là điều khó tránh khỏi. Để xác định quyền sở hữu, công sức đóng góp, cần xác định nguồn gốc tạo lập và hiện trạng sử dụng qua các giấy tờ liên quan. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn Quý bạn đọc phương án giải quyết tranh chấp liên quan đến đất nhà thờ họ.
Mục Lục
- 1 Quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do dòng họ để lại
- 2 Những tranh chấp đất đai dòng họ để lại thường xảy ra
- 3 Tranh chấp đất đai dòng họ do ai có thẩm quyền giải quyết
- 4 Những căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai dòng họ để lại
- 5 Luật sư hỗ trợ, tư vấn khách hàng giải quyết tranh chấp do dòng họ để lại
Quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do dòng họ để lại
Theo quy định tại Điều 211 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015), sở hữu chung được quy định như sau:
Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia. (khoản 3 Điều 211). Các thành viên của dòng họ cùng quản lý, sử dụng, định đoạt theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của dòng họ. (khoản 2 Điều này).
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ cộng đồng dân cư.Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là không quá 30 ngày (điểm a khoản 2 Điều 61 Nghị định này).
Những tranh chấp đất đai dòng họ để lại thường xảy ra
Trên thực tế, tranh chấp xảy ra trong dòng họ thường liên quan đến các vấn đề sau:
- Yêu cầu hủy thế chấp nhà thờ họ, từ đường;
- Đòi tiền công đóng góp, quản lý đất đai dòng họ;
- Mâu thuẫn liên quan đến giá trị quyền sử dụng đất được hưởng;
- Tranh chấp liên quan đến việc thừa kế di sản thờ cúng và nghĩa vụ trả nợ
- Tranh chấp diện tích đất chồng lấn
- Các tranh chấp khác có liên quan.
Tranh chấp đất đai dòng họ do ai có thẩm quyền giải quyết
Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trường hợp có GCNQSDĐ, các bên liên quan có thể hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. Thời gian thực hiện không quá 45 ngày.
Nếu không đồng ý với kết quả hòa giải, các bên có quyền khởi kiện tại TAND cấp huyện nơi có đất. Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 61 Nghị định, Điều 88, 89 Nghị định này.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 01/2020/HĐTP, thành viên dòng họ có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dòng họ theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 203 LĐĐ 2013, tranh chấp đất đai mà đương sự không có GCNQSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ pháp lý quy định tại Điều 100 Luật này thì chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức
- Nộp đơn đến UBND huyện. Thẩm quyền giải quyết thuộc về Chủ tịch UBND cấp huyện (Thời gian giải quyết là không quá 45 ngày)
- Khởi kiện tại TAND cấp huyện nơi có đất.
Trường hợp lựa chọn giải quyết tại UBND cấp huyện, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. (khoản 3 Điều 203 LĐĐ 2013).
Những căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai dòng họ để lại
Nguồn gốc sử dụng đất
Căn cứ chứng minh nguồn gốc tạo lập đất và tài sản kèm theo gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng cấp trước ngày 10/12/2009
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (theo quy định hiện hành)
- Một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.
Quá trình sử dụng đất
Trên thực tế, có những khu vực người dân đã sinh sống, sử dụng đất ổn định trong thời gian dài mà không có tranh chấp. Nhà nước vẫn công nhận quyền sử dụng đất đối với cộng đồng dân cư nói trên nếu đủ điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 101 LĐĐ 2013.
Thủ tục cấp GCN được quy định tại Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
- Đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này
- Đất không có tranh chấp,
- Được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng.
Hiện trạng sử dụng đất
Khi người có yêu cầu nộp đơn xin xác nhận hiện trạng sử dụng đất, chính quyền địa phương kiểm tra và xác nhận nếu đủ điều kiện:
- Có GCNQSDĐ
- Đất không có tranh chấp
- Đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
- Trong thời hạn sử dụng đất
Trường hợp có sai sót về thông tin địa chính, diện tích đất trên thực tế so với Giấy chứng nhận thì UBND cấp có thẩm quyền tiến hành đo đạc và chỉnh lý lại thông tin.
Luật sư hỗ trợ, tư vấn khách hàng giải quyết tranh chấp do dòng họ để lại
Không ai muốn xảy ra tranh chấp do dòng họ để lại. Tuy nhiên, khi xảy ra mâu thuẫn, các bên cần phải tìm ra cách giải quyết thống nhất, hợp tình và hợp lý.
Vấn đề sẽ dễ dàng giải quyết nếu có sự tư vấn từ người am hiểu pháp luật. Tại Long Phan PMT, dịch vụ luật sư đất đai luôn được khách hàng ưu tiên lựa chọn cho để xử lý các bất đồng về đất trong dòng họ, gia đình. Mọi chi phí đều được minh bạch và thiết kế phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Tại đây, quý khách sẽ được Luật sư tư vấn cặn kẽ về phương án giải quyết, hướng dẫn thủ tục thực hiện, cung cấp các biểu mẫu, đơn từ có liên quan.
Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã hướng dẫn Quý khách thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai do dòng họ để lại. Nếu như Quý khách cần hướng dẫn chi tiết, hoặc quan tâm đến các gói dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ số hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư đất đai hướng dẫn cách xử lý.
Chào luật sư . Cho tôi hỏi Bố chồng tôi chết có để lại 2 sào đất nhưng không có di chúc . Bây giờ chị gái tôi nói Ba đã cho chị .nhưng không có bằng chứng gì . Con trai tôi là cháu đích tôn vậy có được hưởng gì không ạ . Nhờ luật sư trả lời giúp . Tôi xin cảm ơn.
Chào bạn, đối với trường hợp này vì bố chồng bạn chết mà không để lại di chúc, do đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó, di sản sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người mất; ngoài ra trường hợp chồng bạn chưa mất thì con bạn sẽ không được nhận phần thừa kế này, nếu chồng bạn đã mất thì theo quy định tại Điều 652 BLDS năm 2015 “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;” Trường hợp này thì con bạn được hưởng phần di sản mà đáng lẽ ra chồng bạn được hưởng.
Trân trọng!