Có thể khởi kiện bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật cạnh tranh?

Hiện nay, các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh nhau rất khốc liệt, vậy thì nếu xảy ra thiệt hại thì Có thể khởi kiện bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư dân sự để có thêm thông tin về vấn đề trên.

Có thể khởi kiện bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật cạnh tranh

Có thể khởi kiện bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật cạnh tranh

>>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục khiếu nại về hành vi cạnh tranh không lành mạnh của đối thủ

Căn cứ, cơ sở yêu cầu bồi thường thiệt hại

  • Theo quy định tại Điều 110 Luật cạnh tranh (LCT) 2018 thì những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh tùy tính chất, mức độ vi phạm thì sẽ phải bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.
  • Như vậy, trong trường hợp tổ chức cá nhân bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh thì hoàn toàn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại từ đó làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường đối với các tổ chức, cá nhân đã gây thiệt hại do hành vi trái luật căn cứ theo điều 275 BLDS 2015.
  • Bên cạnh đó xuất phát từ quy định chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại điều 584 Bộ luật dân sự thì người nào có hành vi vi phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường dựa trên các cơ sở dưới đây:
  • Có thiệt hại thực tế xảy ra;
  • Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật;
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế xảy ra;
  • Người gây thiệt hại có lỗi “cố ý” hoặc “vô ý”.
  • Như vậy, từ những căn cứ trên thì cho dù là trong BLDS hay pháp luật chuyên ngành là luật cạnh tranh thì bên có quyền và lợi ích bị ảnh hưởng hoàn toàn có quyền tiến hành khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 186 Bộ luật TTDS.

Thẩm quyền và trình tự thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại

  • Căn cứ theo Khoản 1 Điều 77 LCT 2018 thì tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh có quyền khiếu nại đến Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.
  • Nếu không đồng ý về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thì các bên sẽ có thể tiếp tục khiếu nại quyết định xử lý này đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Mục 5 Luật Cạnh tranh 2018 quy định cụ thể về thủ tục trên.
  • Trường hợp không đồng ý với kết quả quyết định giải quyết khiếu nại thì theo Khoản 1 Điều 103 LCT 2018, khi đó kết quả giải quyết khiếu nại sẽ là chứng cứ để khởi kiện tại Tòa án. Tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện một phần hoặc toàn bộ nội dung tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của Luật tố tụng hành chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại quyền định xử lý vụ việc cạnh tranh.

>>> Xem thêm: Thủ tục tố cáo đối thủ kinh doanh cạnh tranh không lành mạnh

Xác định thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh

Xác định thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh

Xác định thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh

Để khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại thì phải xác định được các thiệt hại, theo đó, căn cứ theo quy định của BLDS 2015 từ Điều 589 đến Điều 592 thì các loại thiệt hại luật định bao gồm:

  • Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm;
  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm;
  • Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm;
  • Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Pháp luật dân sự có quy định thêm một điều khoản quét là thiệt hại ở đây có thể bao gồm các thiệt hại khác do luật quy định. Bên cạnh các thiệt hại thông thường trong quan hệ dân sự thì hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra những thiệt hại rất đặc thù.

Thiệt hại trong cạnh tranh có thể bao gồm các tổn thất kinh tế mà các tổn thất này lại không phải đến từ việc tài sản bị mất, hư hỏng mà là hậu quả trực tiếp của hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh như các cơ hội kinh doanh bị mất, lợi nhuận giảm sút gây ra các khoản lỗ và các chi phí phát sinh.

Thực tế, có rất nhiều vụ việc liên quan để có thể chứng minh cho thiệt hại đặc thù này, trong đó có thể nhắc đến vụ việc điển hình giữa Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và Công ty TNHH Grab thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ phía truyền thông, Phía Vinasun cho rằng Grab là một phần nguyên nhân dẫn tới việc Vinasun bị sụt giảm doanh số, Vinasun yêu cầu Grab bồi thường đến 42 tỷ đồng nhưng Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ chấp nhận một phần yêu cầu, tuyên Grab bồi thường 4,8 tỷ đồng ý do Vinasun không chứng minh được thiệt hại giảm sút về lợi nhuận chỉ có duy nhất do hành vi trái pháp luật của Grab gây ra.

Vụ việc cho đến ngày nay đã có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh, xét về mặt pháp lý thì vô cùng phức tạp. Vì vậy để có thêm thông tin chi tiết về vụ việc trên cũng như cần được tư vấn các vụ việc tương tự thì hãy liên hệ ngay theo thông tin bên dưới để có thể nhận được sự tham vấn từ phía những luật sư của Công ty Luật Long Phan PMT, là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Cuộc chiến pháp lý giữa Vinasun và Grab

Cuộc chiến pháp lý giữa Vinasun và Grab

>>> Xem thêm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi các bên đều có lỗi

Mức bồi thường thiệt hại

Nguyên tắc xác định mức bồi thường

  • Theo quy định tại Khoản 1 Điều 585 BLDS 2015 thì việc bồi thường thiệt hại sẽ dựa vào các thiệt hại thực tế và phải bồi thường toàn bộ kịp thời thiệt hại thực tế này có nghĩa rằng sẽ không phải bồi thường quá mức thiệt hại thực tế của bên bị thiệt hại.
  • Thực tế, đối với hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh thì thiệt hại gây ra là rất đặc trưng, chủ yếu là thiệt hại đến từ danh dự, uy tín của doanh nghiệp bị xâm phạm. Theo đó mức bồi thường bù đắp về tinh thần căn cứ theo Khoản 2 Điều 592 BLDS 2015 sẽ do các doanh nghiệp thỏa thuận, trong trường hợp không thỏa thuận được thì pháp luật giới hạn mức tối đa là không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Hạn chế về quy định xác định mức bồi thường

  • Như đã trình bày ở trên thì mức bồi thường tổn thất tinh thần của doanh nghiệp bị xâm phạm sẽ không được vượt quá mười lần mức lương cơ sở (trừ trường hợp có thỏa thuận khác). Tuy nhiên việc giới hạn này là hoàn toàn không phù hợp, không đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp bị xâm phạm.
  • Việc doanh nghiệp bị mất uy tín trong thị trường sẽ kéo theo việc doanh nghiệp bị mất vị thế của mình và hạn chế đi năng lực cạnh tranh gây ra một thiệt hại rất lớn về sau, đặc biệt là đối với tổn thất tinh thần của doanh nghiệp. Mức theo luật định như hiện nay hoàn toàn chưa đủ tính chất răn đe, các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn sẵn sàng vi phạm để gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp bị tác động, mục tiêu là sẵn sàng đẩy các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường để chiếm thế độc quyền hay hạn chế cạnh tranh.

Thông tin liên hệ Công ty Long Phan PMT

  • Để nhận hỗ trợ tư vấn, qua EMAIL: Thực hiện bằng cách gửi mail trình bài nội dung cần được giải đáp đính kèm tư liệu/tài liệu liên quan đến E-mail: pmt@luatlongphan.vn, sẽ được Luật sư trả lời bằng văn bản qua email, giải quyết nhanh chóng các vấn đề nhất.
  • Để nhận hỗ trợ tư vấn qua tổng đài điện thoại: Chỉ cần dùng điện thoại cá nhân gọi về số tổng đài trực tuyến 1900 63.63.87 và trình bày nội dung cần tham vấn với luật sư. Mọi vướng mắc pháp lý của bạn sẽ được Luật sư Long Phan PMT lắng nghe và tận tình giải đáp.
  • Tư vấn online qua ZALO: Trường hợp quý khách có tài liệu cần gửi nhanh qua Zalo theo số điện thoại 0939.846.973 để luật sư xem xét và trả lời.
  • Tư vấn qua FACEBOOK: FANPAGE Luật Long Phan
  • Gặp trực tiếp luật sư tư vấn tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP.HCM
  • Văn Phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM

Nếu Quý khách hàng đang cần tư vấn vấn đề liên quan đến việc Có thể khởi kiện bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật cạnh tranh thì đừng ngần ngại liên hệ với TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé. Thông qua tổng đài 1900.63.63.87, hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khac nhau. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cám ơn!

Scores: 4.8 (69 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8