Hôn nhân thực tế và các mốc thời gian xác định quan hệ hôn nhân theo quy định pháp luật là vấn đề pháp lý khá phức tạp. Trên thực tế, có rất nhiều cặp vợ chồng không đăng ký kết hôn nhưng vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp. Nhưng liệu hôn nhân thực tế có được pháp luật thừa nhận và các cách giải quyết khi có tranh chấp có giống như mối quan hệ hôn nhân có đăng ký kết hôn không? Sau đây, Công ty Luật Long Phan PMT sẽ hướng dẫn cụ thể vấn đề này.
Hôn nhân thực tế và các mốc thời gian xác định quan hệ hôn nhân theo quy định pháp luật
>>> Xem thêm: Cách xác định tài sản riêng của vợ hoặc chồng trong thời kỳ hôn nhân?
Mục Lục
Hôn nhân thực tế là gì?
- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/TANDTC ngày 03 tháng 01 năm 2001 về việc thi hành luật hôn nhân và gia đình có quy định về những trường hợp hai bên nam nữ không đăng ký kết hôn vẫn được pháp luật công nhận là hôn nhân thực tế, quyền và nghĩa vụ được áp dụng như hôn nhân hợp pháp.
- Từ quy định trên có thể kết luận: hôn nhân thực tế là trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng và thỏa mãn những điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật nhưng không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn vẫn được pháp luật công nhận hôn nhân hợp pháp, được giải quyết quyền, lợi ích và nghĩa vụ như hôn nhân hợp pháp.
Cách xác định hôn nhân thực tế
Việc xác định quan hệ hôn nhân qua các thời kỳ pháp luật
Căn cứ theo thông tư liên tịch số 01/2001/TANDTC ngày 03 tháng 01 năm 2001, có thể chia ra 2 trường hợp như sau:
- Hai bên nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng, xác lập quan hệ vợ chồng với nhau trước ngày 03/01/1987.
Để được coi nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng thì theo điểm d mục 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP này họ phải có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 như: có tổ chức lễ cưới; được gia đình chấp thuận; việc chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến; họ thực sự chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau cùng xây dựng gia đình.
- Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực)
Hai bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn, nhưng chưa đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ chồng, thì họ có nghĩa vụ đăng ký kết hôn kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003. Trường hợp này sẽ phân biệt như sau:
- Kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003 nếu nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo thời gian trên mà đăng ký kết hôn thì quan hệ hôn nhân của họ được công nhận.
Đồng thời, quan hệ hôn nhân này được công nhận kể từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng, chứ không phải kể từ ngày đăng ký kết hôn.
- Nếu như sau thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2003 mà các cặp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo thời gian trên không tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn hợp pháp thì họ sẽ không được xem là vợ chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Theo đó nếu có yêu cầu về thực hiện thủ tục ly hôn thì không áp dụng luật mà chỉ xử lý về vấn đề tranh chấp quyền nuôi con và tranh chấp phân chia tài sản.
- Kể từ sau ngày 01/01/2003 họ mới đăng ký kết hôn thì quan hệ hôn nhân của họ cũng được pháp luật công nhận. Tuy nhiên trong trường hợp này, thì quan hệ vợ chồng của họ chỉ được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ đăng ký kết hôn.
- Như vậy, hôn nhân thực tế sẽ được pháp luật công nhận theo những trường hợp trên đồng thời phải có đáp ứng được một số điều kiện cụ thể như đã nêu.
>>> Xem thêm: Vợ chồng không được phép ly hôn trong trường hợp nào?
Hệ quả pháp lý của hôn nhân thực tế theo quan hệ hôn nhân được xác định?
Trong trường hợp các cặp nam nữ đáp ứng điều kiện về hôn nhân thực tế theo như những trường hợp trên thì quan hệ hôn nhân thực tế này có các hệ quả pháp lý theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 điều chỉnh như sau:
- Về quan hệ hôn nhân: họ sẽ được pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP nêu trên.
- Về con chung:
- Trong trường hợp yêu cầu ly hôn thì vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con; Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.
- Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con
- Về tài sản:
- Căn cứ Điều 27 Luật này thì tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.
- Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.
- Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.
- Vợ chồng có thể chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận (Điều 29 Luật HNGĐ 2000)
- Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế. Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản (Điều 31 Luật này)
Tranh chấp tài sản trong thời gian hôn nhân thực tế được xác định như thế nào?
Căn cứ Thông tư 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, tranh chấp tài sản trong thời gian hôn nhân thực tế được xác định theo thời gian công nhận hôn nhân thực tế của nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng tại thời điểm này. Cụ thể xác định như sau:
- Trường hợp hai bên nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng, xác lập quan hệ vợ chồng với nhau trước ngày 03/01/1987. Dựa trên Luật HNGĐ năm 1959 và tranh chấp tài sản khi ly hôn được điều chỉnh theo Luật HNGĐ 2000;
- Trường hợp thứ hai, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực) và thực hiện đăng ký kết hôn kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003 thì áp dụng luật HNGĐ 1986 để giải quyết tranh chấp tài sản trong thời gian hôn nhân thực tế này, đồng thời đối với các tranh chấp tài sản khi ly hôn được điều chỉnh theo Luật HNGĐ 2000;
- Tranh chấp về tài sản không nằm trong vụ án ly hôn thì sẽ căn cứ Điều 14,15, 16, 17 Luật HNGĐ năm 1986 để xem xét giải quyết;
- Đối với các tranh chấp về tài sản trong vụ án hôn nhân gia đình thì vẫn áp dụng Luật HNGĐ 2000 như những nội dung vừa nêu trên;
- Hiện nay theo Luật HNGĐ 2014 các cặp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, đủ điều kiện kết hôn mà không đăng ký kết hôn thì không công nhận quan hệ vợ chồng, quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng không phát sinh (Điều 14 Luật này). Khi đó, họ có tranh chấp về tài sản trong thời gian chung sống như vợ chồng với nhau sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 16 Luật HNGĐ 2014;
- Ngoài ra, còn phải kể đến trường hợp đặc biệt trong thực tiễn liên quan đến tranh chấp tài sản trong hôn nhân thực tế như theo Án lệ số 41/2021/AL về chấm dứt hôn nhân thực tế.
Phân chia tài sản ly hôn chung
>>> Xem thêm: Tòa án phân chia tài sản chung trong vụ án ly hôn như thế nào?
Dịch vụ luật sư hôn nhân gia đình
Tư vấn pháp luật và lên phương án giải quyết vụ án
- Tư vấn các quy định của pháp luật hiện hành về căn cứ xác định tài sản chung/tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
- Tư vấn giải quyết các tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp về phân chia tài sản để có cơ sở xác định nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đối với bên thứ ba: cá nhân cho vay tiền, trả nợ ngân hàng, trả nợ các cơ quan, tổ chức khác (nếu có);
- Tư vấn giải quyết các tranh chấp về phân chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền trên đất;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp về phân chia tài sản là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng đưa vào để sản xuất kinh doanh;
- Tư vấn giải quyết các tranh chấp, nghĩa vụ tài chính liên quan đến quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
- Tư vấn pháp luật, các phương án giải quyết tranh chấp về việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn sao cho đảm bảo quyền lợi ích tốt nhất cho các con;
- Tư vấn giải quyết các tranh chấp vấn đề xác định mức cấp dưỡng, lựa chọn phương thức cấp dưỡng phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho con, cũng như đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho người thực hiện cấp dưỡng theo quy định của pháp luật;
- Tư vấn và đưa ra những rủi ro pháp lý có thể phát sinh, những bất lợi khi vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp về tài sản, tranh chấp về quyền nuôi con;
- Tư vấn về việc lập hồ sơ ly hôn khi hai vợ chồng có tranh chấp, kể cả trường hợp ly hôn đơn phương hay cả hai vợ chồng đồng thuận ly hôn nhưng lại không thỏa thuận được việc nuôi con, phân chia tài sản khi ly hôn;
- Tư vấn về việc xác định Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết ly hôn khi hai vợ chồng có tranh chấp, phương thức nộp hồ sơ, thời gian giải quyết ly hôn khi có tranh chấp theo quy định của pháp luật;
- Tư vấn pháp luật về quy trình giải quyết các tranh chấp về ly hôn tại Tòa án.
Soạn thảo các văn bản trong quá trình giải quyết tranh chấp
- Soạn thảo đơn ngăn chặn tẩu tán tài sản, đơn yêu cầu cung cấp thông tin liên quan để thu thập tài liệu chứng cứ phục vụ cho quá trình giải quyết tranh chấp;
- Soạn thảo đơn khởi kiện đính kèm các tài liệu liên quan để gửi tòa án;
- Soạn thảo bản tự khai, đơn phản tố, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đơn yêu cầu định giá tài sản và các đơn từ khác trong quá tố tụng tại tòa án;
- Soạn thảo bản ý kiến pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng
- Luật sư đại diện cho khách hàng theo ủy quyền tham gia tranh tụng tại tòa (Lưu ý: đối với vụ án ly hôn luật sư chỉ đại diện theo ủy quyền trong phần tài sản tranh chấp trong vụ án);
- Luật sư tham gia tranh tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong các vụ án tranh chấp hôn nhân gia đình.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Hôn nhân thực tế và các mốc thời gian xác định quan hệ hôn nhân theo quy định pháp luật. Nếu quý đọc giả còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc có nhu cầu tìm TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ để hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cám ơn!
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.