Thủ tục nhận tài sản bảo đảm là cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp

Thủ tục nhận tài sản bảo đảm là cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp là vấn đề pháp lý quan trọng. Theo đó, bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm tài sản sẽ thỏa thuận các vấn đề pháp lý trong khuôn khổ quy định pháp luật. Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên đối với tài sản là cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp. Sau đây, Công ty Luật Long Phan PMT sẽ hướng dẫn cụ thể vấn đề này dưới bài viết dưới đây.

thủ tục nhận tài sản

Thủ tục nhận tài sản bảo đảm là cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp

>>>Xem thêm: Quy định thế chấp tài sản doanh nghiệp tư nhân

Giao dịch bảo đảm nào phù hợp với phần vốn góp, cổ phần

  • Căn cứ Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định trường hợp thế chấp, cầm cố phần vốn góp trong công ty hợp danh. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp không đề cập đến khả năng thế chấp phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn hay trong công ty cổ phần.
  • Căn cứ Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp là một loại quyền tài sản được phép dùng là đối tượng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự.
  • Cổ phiếu không tự thân chứa “quyền hành động” đối với công ty bởi vì các quyền phát sinh từ phần vốn góp như quyền biểu quyết, quyền nhận cổ tức và quyền được hưởng khối tài sản còn lại của công ty khi tiến hành thủ tục thanh lý cũng như mọi quyền phát sinh từ hợp đồng khác đối với công ty phụ thuộc vào việc đăng ký vào sổ cổ đông của công ty. Về bản chất, cổ phần mới là đối tượng thực của giao dịch bảo đảm, chứ không phải cổ phiếu.
  • Cổ phần trong công ty cổ phần hay phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn là quyền tài sản (tài sản vô hình), do đó không thể giao được về mặt vật chất cho chủ nợ có bảo đảm. Hơn nữa, chúng thể hiện quyền chủ nợ của người nắm giữ (chủ sở hữu) cổ phần hay phần vốn góp đối với công ty. Do đó, thế chấp là biện pháp bảo đảm phù hợp nhất đối với phần vốn góp và cổ phần bởi vì thế chấp không đặt ra yêu cầu chuyển giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.

Xác lập hợp đồng bảo đảm

  • Hợp đồng bảo đảm có thể là sự thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc thỏa thuận giữa bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người có nghĩa vụ được bảo đảm.
  • Hợp đồng bảo đảm có thể được thực hiện bằng hợp đồng riêng hoặc điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hình thức giao dịch dân sự khác phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Căn cứ Điều 22 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan hoặc theo yêu cầu thì có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực.
  • Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể là văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.

Lợi nhuận, thông báo, biểu quyết thuộc về chủ thể nào?

Căn cứ quy định về quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp từ Điều 320 đến Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015, có thể thấy thế chấp phần vốn góp hay cổ phần không dẫn tới việc chuyển giao quyền sở hữu phần vốn góp hay cổ phần cho chủ nợ có bảo đảm, bên thế chấp vẫn là chủ sở hữu của phần vốn góp hay cổ phần trong quá trình thế chấp. Với tư cách là thành viên góp vốn hay cổ đông được ghi trong sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông của công ty, bên thế chấp vẫn có quyền nhận lợi nhuận, lợi tức và các thông báo gửi cho thành viên hay cổ đông của công ty cũng như được thực hiện mọi quyền biểu quyết với tư cách thành viên hay cổ đông của mình.

lợi nhuận thuộc về chủ thể nào

Lợi nhuận thuộc về chủ thể nào?

Thủ tục nhận tài sản bảo đảm là cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp

Hồ sơ thực hiện

  • Hợp đồng thế chấp cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp;
  • Hợp đồng chính được bảo đảo thực hiện nghĩa vụ;
  • Một bản chính phiếu đăng ký thế chấp;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với cổ phần, phần vốn góp của bên thế chấp;
  • Các tài liệu khác có liên quan tài sản bảo đảm là cổ phần, phần vốn góp.

Trình tự thực hiện

Bên thế chấp và bên nhận thế chấp giao kết hợp đồng thế chấp tài sản là cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng chính trước đó.

Để đảm bảo hiệu lực đối kháng với bên thứ ba và xác định thứ tự ưu tiên thanh toán cần phải thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, trình tự thực hiện như sau:

  • Nộp hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm thế chấp tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;
  • Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký;
  • Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, người tiếp nhận vào sổ tiến nhận, cấp cho người yêu cầu đăng ký phiếu hẹn trả kết quả;
  • Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, người tiếp nhận hướng dẫn để người yêu cầu đăng ký trực tiếp hoàn thiện hồ sơ hoặc lập văn bản hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định pháp luật;

>>>Xem thêm: Thủ tục đòi lại đất đã góp vốn vào công ty như thế nào?

Một số điểm cần lưu ý

  • Trong hợp đồng thế chấp, các bên cần thỏa thuận rõ quyền và nghĩa vụ giữa các bên, phạm vi thế chấp, xử lý tài sản thế chấp…;
  • Các bên thỏa thuận việc công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp. Theo đó, thế chấp tài sản bảo đảm là cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp không bắt buộc công chứng, chứng thực tuy nhiên để đảm bảo những tranh chấp, rắc rối về sau thì các bên công chứng, chứng thực hợp đồng;
  • Về đăng ký giao dịch cũng cần thiết thực hiện để tránh những tranh chấp không đáng có xảy ra;
  • Để đảm bảo quyền lợi của mình, bên nhận thế chấp nhận chính phần vốn góp hay cổ phần thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm nên yêu cầu công ty và bên thế chấp thực hiện cả việc đăng ký thông tin của mình vào sổ đăng ký của công ty và đăng ký thay đổi thành viên công ty để đảm bảo chắc chắn hiệu lực cho việc chuyển giao phần vốn góp hay cổ phần khi xử lý thế chấp phần vốn góp hay cổ phần;
  • Bên nhận thế chấp cũng cần lưu ý tìm hiểu các quy định của điều lệ công ty bên thế chấp có những quy định cấm việc xác lập các giao dịch bảo đảm đối với cổ phần, phần vốn góp hay không để đảm bảo quyền lợi sau này khi xảy ra tranh chấp.

trình tự thủ tục thực hiện nhận tài sản

Trình tự thủ tục thực hiện nhận tài sản bảo đảm là cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp

>>>Xem thêm: Dịch vụ tư vấn thủ tục tăng, giảm vốn điều lệ doanh nghiệp

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Thủ tục nhận tài sản bảo đảm là cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp. Nếu quý đọc giả còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc có nhu cầu tìm TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP để hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cám ơn!

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87