Có lấy lại tiền đặt cọc nhà đất khi người bán chết không là vấn đề mà nhiều người quan tâm khi đã đưa cho người bán tiền đặt cọc. Như vậy đặt cọc đã được pháp luật quy định như thế nào? Trường hợp nào thì được lấy lại tiền đặt cọc, trường hợp nào thì không được? Sau đây là những nội dung cơ bản mà Luật Long Phan cung cấp về vấn đề trên.
Mua bán nhà đất
Mục Lục
Quy định của pháp luật về đặt cọc
Căn cứ Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Trong biện pháp đặt cọc, tuỳ theo thoả thuận của các bên mà có thể bên bán hoặc bên mua là người đặt cọc. Bên đặt cọc là bên sẽ dùng tiền hoặc tài sản của mình giao cho bên kia giữ trong một thời hạn nhất định nhằm đảm bảo cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng giữa các bên. Bên được giao tiền hoặc tài sản là bên nhận đặt cọc.
Có lâý lại được tiền đặt cọc nhà đất khi người bán chết không?
Các trường hợp được lấy lại tiền đặt cọc
Theo Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP hướng dẫn về trường hợp có tranh chấp về đặt cọc mà các bên không có thỏa thuận khác về việc xử lý đặt cọc, thì sẽ xử lý như sau:
- Trong trường hợp đặt cọc chỉ để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để đảm bảo việc giao kết hợp đồng vừa để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì sẽ bị phạt cọc theo quy định của bộ luật dân sự.
- Trong trường hợp đặt cọc chỉ để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu thì không phạt cọc. Hợp đồng vô hiệu là các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận.
- Trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc bị vô hiệu thì hợp đồng cũng vô hiệu, thì trường hợp này hợp đồng đương nhiên vô hiệu khi hợp đồng đó vô hiệu.
- Trong trường hợp thứ nhất và thứ ba nêu trên, nếu các bên cùng có lỗi hoặc trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì không phạt cọc.
Như vậy sẽ có 3 trường hợp được đòi lại tiền đặt cọc nhà đất: huỷ bỏ hợp đồng đặt cọc, hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu, do các bên tự thoả thuận.
Đặt cọc nhà đất
Ai là người có nghĩa vụ trả tiền cọc khi người bán chết
Khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 đưa ra các hệ quả sau khi các bên thỏa thuận đặt cọc như sau: Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, khi hợp đồng đặt cọc đã có hiệu lực pháp luật mà bên bán chết trước khi ký hợp đồng mua bán thì theo khoản 1 và khoản 2 Điều 615 Bộ luật dân sự 2015 quy định về tài sản mà người chết để lại như sau:
- Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
Do đó, căn cứ theo quy định trên, khi người bán chết thì quyền và nghĩa vụ tài sản của người bán sẽ được chuyển giao cho những người hưởng thừa kế (bao gồm cả quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng đặt cọc). Theo đó người hưởng thừa kế về quyền và nghĩa vụ của hợp đồng đặt cọc sẽ phải tiếp tục thực hiện hợp đồng, nếu vi phạm về hợp đồng đặt cọc thì sẽ giải quyết theo Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015.
Tiền đặt cọc
>>> Xem thêm: Yêu cầu bồi thường thiệt hại tiền đặt cọc mua nhà đất
Các trường hợp không được lấy lại tiền đặt cọc
Nếu hợp đồng đặt cọc vẫn còn hiệu lực pháp luật thì theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 nếu bên đặt cọc (trường hợp này là bên mua) chỉ không lấy lại được tiền đặt cọc khi bên mua từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán nhà đất thì khi đó tiền cọc ban đầu bên mua đã giao cho bên bán giữ khi thỏa thuận đặt cọc sẽ thuộc về bên bán (bên nhận cọc).
Luật sư tư vấn cách lấy lại tiền cọc khi mua nhà đất
- Luật sư tư vấn lấy lại tiền đặt cọc
- Luật sư soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ tài liệu giải quyết tranh chấp về hợp đồng đặt cọc
- Luật sư tham gia tố tụng tại Tòa án
- Các vấn đề khác có liên quan
Như vậy, làm thế nào để lấy lại được tiền đặt cọc khi có một bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đã làm cho nhiều người phải suy tư, lo lắng khi giao kết hợp đồng mua bán nhà đất. Để trả lời cho các câu hỏi trường hợp nào thì được lấy lại tiền đặt cọc, trường hợp nào thì không? Ai sẽ là người có nghĩa vụ trả tiền đặt cọc khi người bán chết? bài viết trên đây đã cung cấp những nội dung cơ bản về đặt cọc và tiền đặt cọc theo quy định pháp luật. Nếu như quý bạn đọc vẫn còn thắc mắc hay mong muốn tư vấn về Luật Dân sự để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề trên hoặc cần tìm dịch vụ luật sư để xử lý các vấn đề liên quan thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87. Xin cảm ơn
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.