Người nước ngoài kiện đòi tiền người nước ngoài tại Việt Nam được không?

Kiện đòi tiền người nước ngoài tại Việt Nam có được pháp luật Việt Nam xử lý hay không trong khi người nước ngoài thực hiện hành vi trái pháp luật diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam. Hành vi này được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc.

vay tien cua nguoi nuoc ngoai
Đòi tiền người nước ngoài tại Việt Nam có được hay không?

Quy định pháp luật về giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài

doi tien nguoi nuoc ngoai
Pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Đòi tiền người nước ngoài tại Việt Nam là tranh chấp xảy ra liên quan đến quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài là giao dịch trong đó có ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, giao dịch được xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt tại nước ngoài; là công dân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Luật áp dụng đối với quan hệ này được xác định theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.

Trường hợp các bên có quyền lựa chọn luật áp dụng thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.

Hợp đồng vay mượn tài sản của người nước ngoài

Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau: định cư lâu dài hoặc kết hôn với người Việt Nam. Quá trình sinh sống lâu dài nên tranh chấp xảy ra liên quan đến đất đai, hôn nhân, tài sản…

Người nước ngoài vay tiền người nước ngoài tại Việt Nam thể hiện bằng hình thức hợp đồng hoặc lời nói. Khi xác lập quan hệ giao dịch với người khác, người nước ngoài do bất đồng về ngôn ngữ, không nắm rõ quy định pháp luật nên dễ dẫn đến tình trạng bị lừa gạt.

Người nước ngoài cho người khác vay tiền nhưng khi đòi không trả được xem là hành vi lừa đảo và vi phạm hợp đồng. Đây là hành vi của người nước ngoài xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam nên pháp luật Việt Nam điều chỉnh và xử lý chặt chẽ.

Thủ tục khởi kiện đòi tiền của người nước ngoài tại Việt Nam

vay tien nguoi nuoc ngoai
Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Khi có phát sinh tranh chấp, các bên cần áp dụng biện pháp hòa giải, thỏa thuận hoặc thương lượng để hạn chế chi phí tại Tòa, tiết kiệm được thời gian.

Tuy nhiên không phải mọi cuộc đàm phán đều thành công nên không tránh khỏi việc hai bên sẽ đưa vụ việc ra Tòa án giải quyết.

Thành phần hồ sơ

Hồ sơ khởi kiện đòi tiền được quy định tại Khoản 4 và Khoản 5, Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 bao gồm:

  • Đơn khởi kiện (Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP, ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao );
  • Kèm theo đơn khởi kiện phải có Các tài liệu, chứng cứ chứng minh kèm theo. Ví dụ như: Hợp đồng ủy  quyền giữa các bên, Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân, sổ hộ khẩu (có công chứng hoặc chứng thực)

Trình tự thủ tục

Thủ tục thực hiện:

  1. Nộp Đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo Điều 190, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
  2. Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 191, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện nếu vụ việc thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 192, Bộ luật Tố tụng Dân sự thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo

Nếu vụ việc không thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện nhưng Đơn khởi kiện chưa đúng mẫu quy định hoặc không đủ các nội dung quy định thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo thời hạn ấn định theo quy định tại Điều 193, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015..

3. Nộp tạm ứng án phí

Căn cứ theo khoản 1, Điều 195, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Nếu vụ việc đủ điều kiện khởi kiện và đơn khởi kiện đã làm đúng theo quy định thì Tòa án cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.

4. Thông báo về việc thụ lý vụ án

5. Hòa giải và chuẩn bị xét xử

6. Mở phiên tòa xét xử

Trên đây là nội dung bài viết quy định về giao dịch dân sự liên quan đến người nước ngoài và cách thức giải quyết cho người nước ngoài khi bị giựt tiền tại Việt Nam. Nếu có thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết hay các yêu cầu pháp lý khác, vui lòng liên hệ chúng tôi qua số hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn pháp luật miễn phí. Xin cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  Miễn Phí: 1900.63.63.87