Hướng Dẫn Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Thuê Xe

Ngày nay, nhu cầu về đi lại ngày càng nhiều, vì thế mà các dịch vụ cho thuê xe ngày càng nở rộ. Cũng giống như các hợp đồng khác, hợp đồng cũng thuê xe cũng sẽ phát sinh tranh chấp nếu quyền và nghĩa vụ giữa bên thuê xe và bên cho thuê xe không cân bằng hoặc có thể phát sinh tranh chấp do sự kiện bất khả kháng. Vậy giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê xe như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp Hợp đồng thuê xe
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp Hợp đồng thuê xe

Hợp đồng thuê xe là gì?

Dựa trên định nghĩa hợp đồng thuê tài sản theo Điều 472 BLDS 2015, có thể hiểu hợp đồng thuê xe là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao xe cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

Hiện nay, tồn tại những loại hợp đồng thuê xe phổ biến:

  • Căn cứ vào thời gian thuê, có thể chia thành hợp đồng thuê xe dài hạn, trung hạn, ngắn hạn;
  • Căn cứ vào mục đích sử dụng, có thể có hợp đồng thuê cho thuê xe du lịch, hợp đồng cho thuê xe cưới hỏi, hợp đồng cho thuê xe tải,…

Các nội dung cơ bản của hợp đồng thuê xe

Hợp đồng chính là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của các bên. Các bên có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. Theo Điều 398 BLDS 2015, hợp đồng có thể có các nội dung cơ bản sau:

  • Đối tượng của hợp đồng;
  • Số lượng, chất lượng;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra, tại mục 5 tiểu mục 1 Bộ luật dân sự 2015 đã có một số quy định cụ thể liên quan đến loại hợp đồng này. Cụ thể:

  • Về giá thuê:

Giá thuê do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì giá thuê được xác định theo giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thuê.

  • Về thời hạn thuê:

Thời hạn thuê do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì được xác định theo mục đích thuê.

Trường hợp các bên không thỏa thuận về thời hạn thuê và thời hạn thuê không thể xác định được theo mục đích thuê thì mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho bên kia trước một thời gian hợp lý.

  • Về việc cho thuê lại:

Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.

  • :

Bên thuê phải trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả tiền thuê thì thời hạn trả tiền thuê được xác định theo tập quán nơi trả tiền; nếu không thể xác định được thời hạn theo tập quán thì bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài sản thuê.

Trường hợp các bên thỏa thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận; nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên.

Tài sản thuê là xe thì địa điểm trả lại tài sản thuê là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên cho thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận.

Bên thuê phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê trong thời gian chậm trả.

  • Các nghĩa vụ cơ bản khác:

Bộ luật Dân sự 2015 quy định một số nghĩa vụ cơ bản của bên thuê tài sản đối với tài sản thuê gồm: Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê; Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê; Nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích thuê;…

Từ những nghĩa vụ được quy định ở trên, nếu trong thời gian thuê xe mà bên thuê không bảo quản xe tốt, để xảy ra những tình trạng hư hỏng, gây tai nạn,… thì phải bồi thường cho bên thuê.

Như vậy, những nghĩa vụ trên được Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ ràng. Việc các nhà làm luật đặt ra những quy định này là nhằm để nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức giữ gìn tài sản thuê.

Giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng thuê xe

Giải quyết tranh chấp lên quan đến Hợp đông thuê xe
Giải quyết tranh chấp liên quan đến Hợp đồng thuê xe

Hiện nay có những tranh chấp liên quan đến hợp đồng thuê xe phổ biến như sau:

  • Tranh chấp yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong trường hợp xe bị hư hỏng hoặc xe bị mất cắp;
  • Tranh chấp yêu cầu trả lại xe trong trường hợp đã đến hạn trả tài sản nhưng bên thuê không chịu trả tài sản;
  • Tranh chấp yêu cầu trả tiền thuê xe;….

Vậy những tranh chấp như trên thì giải quyết như thế nào? Như đã đề cập ở trên thì hợp đồng thuê xe chính là sự thỏa thuận của các bên, vì vậy, khi phát sinh tranh chấp, hướng giải quyết đầu tiên đó chính là ưu tiên thỏa thuận từ các bên.

Nếu các bên không thể thỏa thuận được thì một trong các bên có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp. Thủ tục giải quyết tranh chấp tại tòa án áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để giải quyết.

Đầu tiên, người nộp đơn cần phải xác định thẩm quyền để nộp đúng Tòa án có thẩm quyền. Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền của Tòa án bao gồm: thẩm quyền theo vụ việc, thẩm quyền theo cấp và thẩm quyền theo lãnh thổ. Do đó xác định được cả ba thẩm quyền trên của Tòa chính là bước đầu tiên trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.

  • Thẩm quyền giải quyết theo vụ việc của tòa án: Tranh chấp liên quan đến hợp đồng thuê xe có thể là một tranh chấp về hợp đồng dân sự hoặc là tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Căn cứ theo khoản 3, khoản 6 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, những tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
  • Thẩm quyền theo cấp của tòa án: Theo điểm a khoản 1 Điều 37, điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê xe là Tòa án nhân dân cấp huyện.
  • Thẩm quyền theo lãnh thổ: Các bên trong tranh chấp căn cứ theo quy định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để xác định cụ thể tòa án nơi nào có thẩm quyền giải quyết, là tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc, hay là tòa án nơi tranh chấp phát sinh,….

Sau khi đã xác định được Tòa án có thẩm quyền, ta phải soạn đơn khởi kiện để nộp Tòa yêu cầu giải quyết. Theo Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đơn khởi kiện phải có những nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm và địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày…tháng…năm…)
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện: nếu là tòa án cấp huyện thì ghi rõ tòa án huyện gì, thuộc tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương nào, và địa chỉ của tòa án đó.
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân. Nếu bên khởi kiện là tổ chức thì ghi rõ địa chỉ trụ sở; số điện thoại, và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân. Đối với tổ chức thì ghi rõ địa chỉ trụ sở; số điện thoại, và địa chỉ thư điện tử (nếu có), và cũng ghi rõ người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó.
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân, nếu bên bị kiện là tổ chức thì ghi rõ địa chỉ trụ sở; số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
  • Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì cũng cung cấp thông tin tương tự như trên.
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Nếu có người làm chứng thì ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người làm chứng;
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Khi Tòa án đã nhận được đơn khởi kiện cùng các tài liệu chứng cứ liên quan, Tòa sẽ lập biên nhận nhận tài liệu và yêu cầu người nộp đơn đợi vài ngày để Tòa án thụ lý giải quyết. Theo Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng phí và sau đó Thẩm phán sẽ thụ lý vụ án.

Trên đây là bài viết của chúng tôi. Công ty Luật Long Phan tư vấn và tham gia giải quyết đối với tranh chấp này. Trong trường hợp cần hỗ trợ, xin hãy liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87