Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng công trình mới nhất 2024

Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng công trình mới nhất 2024 luôn là nỗi băn khoăn của các chủ đầu tư dự án. Tuy nhiên, hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng được quy định bởi nhiều quy định pháp luật khác nhau sẽ phần nào gây khó khăn cho các chủ đầu tư. Vì thế, bài viết sau đây sẽ thông tin đến quý bạn đọc những quy định về cấp giấy phép xây dựng mới nhất.

Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng công trình mới nhất 2024
Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng công trình mới nhất 2024

Giấy phép xây dựng là gì?

Theo khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020, giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

Có 04 loại giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020, gồm:

  • Giấy phép xây dựng mới.
  • Giấy phép sửa chữa, cải tạo.
  • Giấy phép di dời công trình.
  • Giấy phép xây dựng có thời hạn.

Các điều kiện được cấp giấy phép xây dựng

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với từng trường hợp cụ thể được quy định tại Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020 cụ thể như sau:

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị

Theo Điều 91 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020, khi xây dựng công trình trong đô thị thì phải thỏa những điều kiện sau đây:

  • Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế đô thị thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
  • Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.
  • Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020.
  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép theo quy định tại các điều 95, 96 và 97 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020.

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị

Theo Điều 92 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020, khi xây dựng công trình không theo tuyến ngoài đô thị thì phải thỏa những điều kiện sau đây:

  • Phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
  • Đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 91 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020.

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ

Theo Điều 93 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020, khi xây dựng nhà ở riêng lẻ thì phải thỏa những điều kiện sau đây:

  • Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
  • Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.
  • Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020.
  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020.
  • Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
  • Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn

Theo Điều 94 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020, điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn gồm:

  • Thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Phù hợp với quy mô công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho từng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Phù hợp với mục đích sử dụng đất được xác định tại giấy tờ hợp pháp về đất đai của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn.
  • Khi hết thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn và cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất, chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ. Trường hợp quá thời hạn này mà quy hoạch xây dựng chưa thực hiện được, chủ đầu tư được tiếp tục sử dụng công trình cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất. Việc hỗ trợ khi phá dỡ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Công trình xây dựng được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản 3, 4 và 5 Điều 91 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020.
  • Nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm b, c và d khoản 1 Điều 93 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020.
  • Đối với công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn, khi hết thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng mà quy hoạch xây dựng có điều chỉnh kéo dài kế hoạch thực hiện thì cơ quan đã cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm thông báo về việc gia hạn thời gian tồn tại của công trình. Trường hợp chủ đầu tư tiếp tục có nhu cầu xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo thì thực hiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo thời hạn của quy hoạch xây dựng điều chỉnh.
  • Đối với công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì không cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới mà chỉ cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để sửa chữa, cải tạo.

Những điều kiện cấp giấy phép xây dựng công trình

Những điều kiện cấp giấy phép xây dựng công trình

Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng công trình mới nhất 2024</strong>

Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng

Theo Điều 103 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020, thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được quy định cụ thể như sau:

  • Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.

Lưu ý, cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng thì cơ quan đó cũng có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.

Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng sẽ có những trách nhiệm sau theo quy định tại Điều 104 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020:

  • Niêm yết công khai và giải thích, hướng dẫn các quy định của pháp luật về cấp giấy phép xây dựng.
  • Theo dõi, trả kết quả hoặc thông báo cho chủ đầu tư về hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng.
  • Cấp giấy phép xây dựng theo quy trình và trong thời hạn theo quy định tại Điều 102 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020.
  • Chủ trì và phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo giấy phép xây dựng; đình chỉ xây dựng, thu hồi giấy phép xây dựng theo thẩm quyền khi chủ đầu tư xây dựng công trình vi phạm nghiêm trọng.
  • Người có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do việc cấp giấy phép sai hoặc cấp giấy phép chậm theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng

Thứ nhất, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới sẽ khác nhau theo từng loại công trình, cụ thể như sau:

Đối với nhà ở riêng lẻ, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
  • Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy và chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật về xây dựng có yêu cầu, gồm: Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí công trình; bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình; bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp nước, thoát nước, cấp điện.
  • Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
  • Căn cứ điều kiện thực tế tại địa phương và khoản 3 Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố mẫu bản vẽ thiết kế để hộ gia đình, cá nhân tham khảo khi tự lập thiết kế xây dựng theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 79 của Luật Xây dựng năm 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020.

Đối với công trình không theo tuyến, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 15/2021/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung tại khoản 15 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP) gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ – CP.
  • Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Quyết định phê duyệt dự án; văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có); báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 41 Nghị định này; giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt kèm theo theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; văn bản kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với trường hợp không thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng.
  • 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, gồm: bản vẽ tổng mặt bằng toàn dự án, mặt bằng định vị công trình trên lô đất; bản vẽ kiến trúc các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng; các bản vẽ thể hiện giải pháp kết cấu chính của công trình; bản vẽ mặt bằng đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, dự án..
  • Trường hợp chủ đầu tư thuê đất để đầu tư xây dựng thì bổ sung thêm hợp đồng thuê đất hợp pháp. Trường hợp đầu tư xây dựng công trình gắn vào công trình, bộ phận của công trình hiện hữu thì bổ sung giấy tờ chứng minh quyền sở hữu công trình, bộ phận công trình hoặc hợp đồng thuê công trình, bộ phận công trình hợp pháp (nếu chủ đầu tư thuê công trình, bộ phận công trình để đầu tư xây dựng); báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình và bản vẽ thể hiện giải pháp liên kết của công trình với công trình hiện hữu.

Đối với công trình theo tuyến, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Nghị định 15/2021/NĐ-CP gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
  • Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vị trí và phương án tuyến hoặc Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Quyết định phê duyệt dự án; văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có); báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 41 Nghị định này; giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt kèm theo theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; văn bản kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với trường hợp không thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng.
  • 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, gồm: sơ đồ vị trí tuyến công trình; bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình; bản vẽ các mặt cắt dọc và mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng; các bản vẽ thể hiện giải pháp kết cấu chính của công trình; bản vẽ mặt bằng đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, dự án.

Đối với công trình tín ngưỡng, tôn giáo, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Nghị định 15/2021/NĐ-CP gồm:

  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo gồm các tài liệu như quy định tại khoản 1 Điều này và văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng gồm các tài liệu như quy định tại Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP và ý kiến của cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trường hợp pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo có quy định); báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng đối với các công trình tín ngưỡng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng.
  • Đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo thuộc dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, ngoài các tài liệu quy định tại điểm a, điểm b khoản này, phải bổ sung văn bản về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 43 Nghị định 15/2021/NĐ-CP gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ – CP.
  • Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Quyết định phê duyệt dự án; văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có); báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 41 Nghị định này; giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt kèm theo theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; văn bản kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với trường hợp không thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng.
  • 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, gồm: bản vẽ tổng mặt bằng toàn dự án, mặt bằng định vị công trình trên lô đất; bản vẽ kiến trúc các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng; các bản vẽ thể hiện giải pháp kết cấu chính của công trình; bản vẽ mặt bằng đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, dự án..
  • Trường hợp chủ đầu tư thuê đất để đầu tư xây dựng thì bổ sung thêm hợp đồng thuê đất hợp pháp. Trường hợp đầu tư xây dựng công trình gắn vào công trình, bộ phận của công trình hiện hữu thì bổ sung giấy tờ chứng minh quyền sở hữu công trình, bộ phận công trình hoặc hợp đồng thuê công trình, bộ phận công trình hợp pháp (nếu chủ đầu tư thuê công trình, bộ phận công trình để đầu tư xây dựng); báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình và bản vẽ thể hiện giải pháp liên kết của công trình với công trình hiện hữu.
  • Văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

Thứ hai, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình được quy định tại Điều 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP gồm những tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
  • Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật.
  • Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
  • Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình theo quy định tại Điều 43 hoặc Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
  • Đối với các công trình di tích lịch sử – văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

Thứ ba, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình được quy định tại Điều 97 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020 và Điều 48 Nghị định 15/2021/NĐ-CP gồm những tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
  • Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất nơi công trình sẽ di dời đến và giấy tờ hợp pháp về sở hữu công trình theo quy định của pháp luật.
  • Bản vẽ hoàn công công trình (nếu có) hoặc bản vẽ thiết kế mô tả thực trạng công trình được di dời, gồm mặt bằng, mặt cắt móng và bản vẽ kết cấu chịu lực chính; bản vẽ tổng mặt bằng địa điểm công trình sẽ được di dời tới; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng tại địa điểm công trình sẽ di dời đến.
  • Báo cáo kết quả khảo sát đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
  • Phương án di dời do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện gồm: Phần thuyết minh về hiện trạng công trình và khu vực công trình sẽ được di dời đến; giải pháp di dời, phương án bố trí sử dụng phương tiện, thiết bị, nhân lực; giải pháp bảo đảm an toàn cho công trình, người, máy móc, thiết bị và công trình lân cận; bảo đảm vệ sinh môi trường; tiến độ di dời; tổ chức, cá nhân thực hiện di dời công trình; và phần bản vẽ biện pháp thi công di dời công trình.

Thứ tư, riêng đối với hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng có thời hạn, căn cứ khoản 2 Điều 50 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn đối với từng loại công trình, nhà ở riêng lẻ giống với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới tương ứng cho từng loại công trình như đã đề cập ở trên, riêng tiêu đề của đơn được đổi thành “Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn”.

Hồ sơ cấp giấy phép xây dựng mới nhất

Hồ sơ cấp giấy phép xây dựng mới nhất

>>> Xem thêm: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới nhất năm 2024 gồm những gì?

Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng công trình mới nhất 2024

Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình mới nhất 2024 được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020, cụ thể như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình

Chủ đầu tư chuẩn bị 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng và nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ

Sau khi tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đáp ứng theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng sẽ ghi giấy biên nhận hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đúng theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép

Bước 4: Lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định của Luật này để gửi văn bản lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian 12 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.

Bước 5: Cấp giấy phép xây dựng công trình

Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn.

>>>Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép xây dựng sau khi bị thu hồi

<h2>&lt;strong&amp;gt;Tư vấn hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng công trình mới nhất 2024

Những quy định về hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng công trình mới nhất 2024 có thể mang lại nhiều khó khăn cho chủ đầu tư khi bắt đầu đăng ký xin phép xây dựng công trình. Quý khách hàng có thể tham khảo những dịch vụ luật sư sau đây của chúng tôi để đảm bảo tối đa quyền lợi của mình:

  • Tư vấn điều kiện xin cấp giấy phép xây dựng theo từng loại công trình cụ thể.
  • Tư vấn những trường hợp không cần xin cấp giấy phép xây dựng.
  • Tư vấn quy định về luật xây dựng đối với các dự án, công trình lớn.
  • Soạn thảo hồ sơ, giấy tờ nhằm thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng công trình.
  • Cung cấp mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng
  • Giải quyết các tranh chấp trong xây dựng.

Khi xây dựng công trình cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ nào luôn là nỗi băn khoăn của các chủ đầu tư khi bắt đầu xây dựng công trình. Nếu như quý khách hàng có bất cứ vướng mắc nào về hồ sơ, Thủ tục xin cấp phép xây dựng mới nhất 2024 hoặc cần giải đáp các Quy định mới về xây dựng từ năm 2024 xin vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được luật sư chuyên về tư vấn luật xây dựng hỗ trợ tốt nhất.

>> Có thể bạn quan tâm:

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Huỳnh Nhi

Huỳnh Nhi - Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn về lĩnh vực hành chính và đất đai. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện, thay mặt làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87