Hướng dẫn lập phương án sử dụng lao động khi thay đổi cơ cấu là việc luật sư sẽ tư vấn tổng quan và toàn diện quy định pháp luật về thủ tục này. Lập phương án sử dụng lao động là thủ tục bắt buộc khi người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu kinh doanh, lao động. Việc xây dựng phương án sử dụng lao động giúp người sử dụng lao động chủ động nắm bắt được tình hình lao động, từ đó đưa ra các kế hoạch cắt giảm, chấm dứt hợp đồng lao động, tuyển dụng lao động phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh. Theo dõi bài viết dưới đây của Long Phan PMT để được hướng dẫn cụ thể.

Thủ tục xây dựng phương án sử dụng lao động khi thay đổi cơ cấu
Quy định pháp luật
Theo khoản 2 Điều 44 Bộ luật Lao động 2019 thì đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng phương án sử dụng lao động.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày phương án sử dụng được thông qua người sử dụng lao động phải thông báo công khai cho người lao động biết.
Hiện nay, hệ thống pháp luật về lao động chưa có một quy định cụ thể nào hướng dẫn việc lập phương án lao động. Tuy nhiên người lao động có thể tham khảo trình tự bên dưới.
>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký phương án sử dụng lao động
Các bước cần thực hiện
Bước 1: Rà soát, lập danh sách người lao động:
- Làm việc theo hợp đồng lao động.
- Ngừng việc không do lỗi của người lao động, đang bị tạm đình chỉ hoặc đang được cử đi học, đi đào tạo, đào tạo lại, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
- Đang nghỉ việc hưởng chế độ Bảo hiểm lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Đang nghỉ không hưởng lương có sự đồng ý của người sử dụng lao động.
- Đang thực hiện tạm hoãn hợp đồng lao động.
Bước 2: Tiến hành phân loại lao động và lập danh sách người lao động
- Tiếp tục được sử dụng.
- Người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng.
- Người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian.
- Nghỉ hưu.
- Phải chấm dứt hợp đồng lao động.
>>Xem thêm: Cách tính tuổi nghỉ hưu cho người lao động
Bước 3: Tổng hợp nguồn kinh phí
Dựa vào các quy định của pháp luật về lao động tính toán các biện pháp , chế độ cho người lao động tổng hợp nguồn kinh phí thực hiện phương án:
- Nguồn kinh phí để giải quyết chế độ đối với người lao động như trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc,..
- Nguồn kinh phí đào tạo lại người lao động
Bước 4: Tổ chức lấy ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
Bước 5: Sau khi phương án thông qua tiến hành thông báo đến người lao động trong thời hạn 15 ngày.

Nội dung của phương án sử dụng lao động khi thay đổi cơ cấu
Theo quy định tại Điều 44 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019, khi lập phương án sử dụng lao động người sử dụng lao động phải có các nội dung chủ yếu sau:
Một là, số lượng và danh sách:
- Người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian.
- Người lao động nghỉ hưu;
- Người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động
Hai là, Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;
Ba là, Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
>>Xem thêm: Người lao động được hưởng những trợ cấp nào khi bị cho nghỉ việc
Gói dịch vụ tư vấn pháp lý về lao động của Công ty Luật Long Phan PMT
Phạm vi công việc
Công ty Luật Long Phan PMT đã xây dựng gói dịch vụ tư vấn pháp lý về lao động nhằm hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp dựa vào phạm vi công việc bao gồm:
- Kiểm tra, rà soát chính sách quản lý, sử dụng lao động lao động cho doanh nghiệp, tư vấn phương án sử dụng lao động khi thay đổi cơ cấu;
- Sửa đổi, bổ sung, cung cấp các biểu mẫu, văn bản phục vụ cho hoạt động quản lý lao động;
- Tư vấn, xây dựng quy trình cơ cấu, tinh giảm lao động phù hợp quy định pháp luật;
- Tư vấn, xây dựng quy trình kỷ luật lao động;
Trường hợp phát sinh những nhu cầu của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nằm ngoài phạm vi tư vấn như đại diện doanh nghiệp giải quyết tranh chấp lao động Long Phan PMT luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết thông qua hình thức ký kết các Phụ lục Hợp đồng dịch vụ pháp lý.
>>Xem thêm:Phương án sử dụng lao động khi thay đổi cơ cấu
Phương thức liên hệ
Trên đây là hướng dẫn lập phương án sử dụng lao động khi thay đổi cơ cấu. Quý doanh nghiệp cần phải lưu ý và nắm chính xác quy định pháp luật liên quan để lập phương án lao động chính xác nhất. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần hỗ trợ từ Tư vấn doanh nghiêp vui lòng liên hệ với Long Phan PMT qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn nhanh nhất và kịp thời.
Tags: Phương án sử dụng lao động
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.