Tranh chấp trả tiền hàng là một rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh. Khi đối tác không thanh toán đúng hạn hoặc đưa ra những lý do không hợp lý để trì hoãn việc trả nợ. Doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong việc thu khoản tiền này. Vì vậy doanh nghiệp cần có những giải pháp hiệu quả và kịp thời. Luật Long Phan PMT sẽ phân tích cách giải quyết hiệu quả vấn đề này. Hãy cùng theo dõi trong bài viết này.

Các phương thức giải quyết tranh chấp trả tiền hàng
Căn cứ quy định Bộ luật Dân sự và Điều 317 Luật Thương mại 2005 thì các phương thức giải quyết tranh chấp trả tiền hàng là:
Giải quyết bằng thương lượng. Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua bàn bạc, tự thỏa thuận, tự dàn xếp và tháo gỡ bất đồng. Đây là phương thức được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn hàng đầu.
Giải quyết bằng hòa giải. Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ 3 làm trung gian. Trung gian hòa giải sẽ hỗ trợ các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm giải quyết tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Trọng tài thương mại ngày càng phổ biến khi giải quyết tranh chấp giữa các doanh nghiệp. Đây là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua trung tâm trọng tài. Bằng phương thức này tranh chấp sẽ được giải quyết bằng phán quyết trọng tài. Phán quyền này là chung thẩm.
Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án. Tòa án là cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết tranh chấp dân sự.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trả tiền hàng
Thẩm quyền của trọng tài thương mại
Tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định về thẩm quyền của trọng tài thương mại là:
- Giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
- Giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
- Giải quyết tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Đồng thời, giữa các bên tranh chấp phải có sự thỏa thuận bằng văn bản về việc giải quyết bằng trong tài. Thỏa thuận này phải xác định cụ thể trung tâm trọng tài có thẩm quyền giải quyết.
Thẩm quyền của tòa án
Tranh chấp tiền hàng có thể là tranh chấp dân sự thông thường hoặc là tranh chấp kinh doanh thương mại. Vì vậy, căn cứ khoản 3 Điều 26 và khoản 1 Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này.
Tùy vào tranh chấp cụ thể mà việc xác định toà án nơi nào, cấp nào sẽ khác nhau. Để xác định được cụ thể Toà án giải quyết cần căn cứ Mục 2 Chương II Bộ luật Bố tụng Dân sự 2015.
Thông thường thẩm quyền giải quyết:
- Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc đặt trụ cở.
- Tòa án cấp huyện nơi hợp đồng thực hiện.
- Trong các trường hợp trên, nếu tranh chấp có đương sự ở nước ngoài, cần ủy thác tư pháp thì thuộc tòa án cấp tỉnh.
Thẩm quyền trên đây là thẩm quyền của tòa án giải quyết sơ thẩm vụ án.

Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp trả tiền hàng
Tại Tòa án
Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp trả tiền hàng tại Toà án bao gồm:
- Đơn khởi kiện theo mẫu 23-DS ban hàng kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
- Hợp đồng mua bán, các hóa đơn chứng từ chứng minh giao dịch.
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân, doanh nghiệp khởi kiện.
- Các tài liệu, chứng minh hành vi vi phạm hợp đồng của đối tác.
- Các tài liệu, chứng cứ khác có giá trị chứng minh yêu cầu khởi kiện.
Tại Trọng tài
Hồ sơ khởi kiện tại trung tâm trọng tài bao gồm:
- Đơn khởi kiện. Đơn này có thể tham khảo các mẫu của trung tâm trọng tài được lựa chọn giải quyết.
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân, doanh nghiệp khởi kiện
- Văn bản thỏa thuận trọng tài. Hợp đồng mua bán, các hóa đơn chứng từ liên quan.
- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu.
Đối với hồ sơ khởi kiện tại trọng tài, người khởi kiện cần chuẩn bị số lượng đảm bảo đủ gửi cho phía bị đơn và thành viên hội đồng trọng tài.
Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp trả tiền hàng
Khởi kiện tại tòa án
Tranh chấp được giải quyết tại tòa án sẽ qua các bước:
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện
Bước 2: Tòa án nhận đơn và xử lý đơn khởi kiện
Bước 3: Đóng phí tạm ứng
Bước 4: Tòa án thụ lý vụ việc
Bước 5: Chuẩn bị xét xử
Bước 6: Mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án
Bước 7: Kháng cáo, kháng nghị (nếu có)
Bước 8: Giải quyết phúc thẩm vụ án
Cơ sở pháp lý: Phần II Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
>> Xem thêm: Tranh chấp dân sự là gì? Quy trình giải quyết tranh chấp dân sự
Khởi kiện tại trung tâm trọng tài
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại qua các bước:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo.
Bước 2: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ.
Bước 3: Thành lập Hội đồng trọng tài.
Bước 4: Xem xét thỏa thuận trọng tài, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.
Bước 5: Mở phiên họp giải quyết tranh chấp.
Bước 6: Hội đồng trọng tài ra phán quyết.
Quy trình này được thực hiện theo Luật trọng tài thương mại 2010 và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài được lựa chọn.
>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp trả tiền hàng
Luật Long Phan PMT cung cấp dịch vụ bao gồm:
- Tư vấn xác định tính pháp lý của tranh chấp trả tiền hàng.
- Thu thập, thẩm định hồ sơ chứng từ thanh toán và các tài liệu liên quan
- Phân tích điều khoản hợp đồng về phương thức thanh toán, điều kiện thanh toán và các nghĩa vụ của các bên.
- Tư vấn lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp.
- Soạn thảo đơn khởi kiện, thu thập và hoàn thiện hồ sơ khởi kiện.
- Soạn thảo các văn bản phát sinh trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp.
- Đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng tại tòa án hoặc trọng tài thương mại
- Tham gia đàm phán, thương lượng với bên đối.
- Tư vấn và hỗ trợ trong quá trình thi hành án, thi hành phán quyết trọng tài.

Việc giải quyết tranh chấp trả tiền hàng đòi hỏi sự linh hoạt ứng biến trong từng trường hợp cụ thể. Điều này đòi hỏi sự kinh nghiệp, am hiểu pháp lý cao. Vì vậy các bên tranh chấp có thể tìm đến luật sư chuyên môn để được hỗ trợ. Hãy liên hệ Luật Long Phan PMT qua hotline 1900636387 để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.