Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp thương mại được quy định tại Luật Thương mại 2005. Bên cạnh Tòa án,Trọng tài là cơ quan được các bên lựa chọn để giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin, kiến thức pháp lý liên quan đến việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đến Quý độc giả.
Mục Lục
Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
Theo quy định tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010, tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Các bên có thoả thuận trọng tài và thỏa thuận không thuộc trường hợp bị vô hiệu theo Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
- Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
- Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
>>> Xem thêm: Trình tự thủ tục phiên hòa giải thương mại để giải quyết tranh chấp hợp đồng
Hình thức thỏa thuận trọng tài
Thỏa thuận trọng tài phải được xác lập bằng văn bản dưới hình thức thỏa thuận riêng hay chỉ là điều khoản trong tài trong hợp đồng. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
- Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
- Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
- Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
- Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
- Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
Cơ sở pháp lý: Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010
>> Tham khảo thêm:
Quy định pháp luật về trọng tài thương mại
Các Tranh Chấp Không Thuộc Thẩm Quyền Của Trọng Tài
Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi kiện tại trọng tài
Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Căn cứ theo Điều 33 Luật Trọng tài thương mại 2010, trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
Như vậy, các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại phải lưu ý về thời hiệu khởi kiện để đảm bảm quyền lợi.
Thủ tục giải quyết tranh chấp Trọng tài thương mại
Hồ sơ khởi kiện
Hồ sơ khởi kiện tranh chấp tại trọng tài bao gồm:
- Đơn khởi kiện
- Thỏa thuận trọng tài
- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu
- Giấy tờ chứng minh nhân thân hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Các tài liệu khác có liên quan đến tranh chấp
Cơ sở pháp lý: Điều 30 Luật Trọng tài thương mại 2010.
Tham khảo thêm: Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp thương mại
Trình tự thực hiện
Thủ tục Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại được tiến hành theo các bước:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn khởi kiện
Bước 2: Thông báo đơn khởi kiện
Nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu khác có liên quan (Điều 32 Luật Trọng tại thương mại 2010).
Bước 3: Bị đơn gửi bản tự vệ và đơn kiện lại (nếu có).
Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp. Đơn kiện lại của bị đơn phải được gửi cho Trung tâm trọng tài. Trong trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, đơn kiện lại phải gửi cho Hội đồng trọng tài và nguyên đơn. Đơn kiện lại phải được nộp cùng thời điểm nộp bản tự bảo vệ. (Điều 36 Luật Trọng tài thương mại 2010)
Bước 4: Thành lập Hội đồng trọng tài
Điều 38 Luật Trọng tài thương mại 2010 cho phép các bên vẫn có quyền tự mình thương lượng, thỏa thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp các bên tự thỏa thuận được với nhau chấm dứt việc giải quyết tranh chấp thì có quyền yêu cầu Chủ tịch Trung tâm trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì một Hội đồng trọng tài được thành lập để giải quyết tranh chấp.
Tùy vào tính chất của tranh chấp mà các bên thỏa thuận Thành lập Hội đồng trọng tài tại trung tâm trọng tài hoặc Thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc để giải quyết tranh chấp. Trình tự thành lập trọng tài được quy định tại Điều 40, Điều 41 Luật Trọng tài thương mại 2010.
Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài:
- Thẩm quyền xác minh sự việc của Hội đồng trọng tài;
- Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về thu thập chứng cứ;
- Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về triệu tập người làm chứng;
- Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Thẩm quyền thay đổi, bổ sung, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài.
Bước 5: Hội đồng trọng tài nghiên cứu hồ sơ vụ việc
Bước 6: Mở phiên họp giải quyết tranh chấp
Bước 7: Ban hành Phán quyết trọng tài
Bước 8: Thi hành Phán quyết trọng tài
Cơ sở pháp lý: Từ Điều 30 đến Điều 67 Luật Trọng tài thương mại 2010.
>>> Tham khảo thêm: Thủ tục hòa giải tranh chấp thương mại
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại
Luật sư chuyên Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại sẽ tư vấn hỗ trợ khách hàng như sau:
- Tư vấn điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại;
- Tư vấn các tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thương mại;
- Tư vấn và đánh giá các rủi ro trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại;
- Tư vấn trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại;
- Tư vấn và giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại;
- Soạn thảo đơn từ, văn bản cần thiết trong quá trình giải quyết tranh chấp;
- Đại diện làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và có liên quan;
- Thực hiện thủ tục khiếu nại, tố cáo (nếu có) trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại;
- Các công việc khác theo thỏa thuận và theo quy định pháp luật.
Trọng tài thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp được ưa chuộng hiện nay bởi tính chất nhanh chóng và bảo mật cao. Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được thực hiện theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác hoặc có nhu cầu tư vấn luật hợp đồng, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
>>> Một số bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:
- TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI LÀ GÌ? ĐƯỢC PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
- LUẬT SƯ THAM GIA TỐ TỤNG TẠI TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
Em tham gia làm đơn của công ty Kucoin paxful, em làm đơn 30triệu hoàn thành đơn là 335triệu, theo quy định công ty thì em phải nộp thuế và nộp phạt. mới được rút tiền. Em đã nộp 2 khoản này nhưng quý công ty không cho em rút tiền vì em nộp trễ. Hạn nộp là 6h tối đến 6h sáng. Kính thưa quý cấp, em nghèo khổ phải cầm cố tài sản vay ngân hàng mới có tiền nộp phí. Vào giờ đó, nhân viên ngân hàng không làm việc nên em mới nộp trễ. Em ngàn lần kính xin quý cấp cho em mở tranh chấp với cong ty Kucoin paxful, cho em xin rút số tiền 335triệu để trả nợ. Em ngàn lần đội ơn quý cấp.
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.