Tranh chấp bảo hiểm được xác định là tranh chấp có liên quan đến bảo hiểm được quy định tại Bộ luật Dân sự và Luật kinh doanh bảo hiểm. Việc tranh chấp hợp đồng bảo hiểm có thể khởi kiện tại toà án nếu hai bên không thể tự thoả thuận hay thương lượng được. Vì vậy, Luật Long Phan xin cung cấp các thông tin về việc tranh chấp bảo hiểm cũng như giải đáp các câu hỏi về hợp đồng bảo hiểm giúp Quý khách hàng giải quyết một cách hiệu quả hơn.
Tranh chấp bảo hiểm
Mục Lục
Thế nào là bảo hiểm
Bảo hiểm là một loại hoạt động mà tại đó những người tham gia có quyền được hưởng các khoản trợ cấp bảo hiểm. Thông qua việc đóng góp một khoản cho mình hoặc cho người thứ 03 trong trường hợp xảy ra rủi ro ngoài ý muốn, bảo hiểm sẽ hỗ trợ chi trả một phần nào đó. Khoản trợ cấp này sẽ do một tổ chức cụ thể có trách nhiệm thực hiện việc đền bù về thiệt hạn cho người tham gia bảo hiểm theo chế độ cụ thể. Trong đó có các loại hình bảo hiểm như:
- Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
- Bảo hiểm phi nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho những thiệt hại về tài sản và những tổn thất khác hoặc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba.
- Bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe.
Cơ sở pháp lý: Điều 3 Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2000
Các loại hình bảo hiểm hiện nay
Các loại hình bảo hiểm bao gồm:
- Bảo hiểm nhân thọ;
- Bảo hiểm sức khỏe;
- Bảo hiểm phi nhân thọ
Cơ sở pháp lý: Điều 7 Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022
Các phương thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp bảo hiểm
Hiện nay, có 4 cách giải quyết tranh chấp hợp đồng khi xảy ra tranh chấp hợp đồng:
- Thương lượng: các bên trong hợp đồng tự đàm phán để đưa ra phương án xử lý tranh chấp mà không cần sự trợ giúp, can thiệp của bên thứ ba. Thương lượng thể hiện quyền tự do thỏa thuận và tự do định đoạt của các bên.
- Hòa giải: Có sự tham gia của hoà giải viên (bên thứ ba), các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận thông qua hòa giải viên.
- Trọng tài: các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.
>>>Xem thêm: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
- Toà án: khi tranh chấp phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau thì có thể được giải quyết tại Tòa án.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
- Trọng tài thương mại: có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
- Tòa án Nhân dân: các bên trong tranh chấp có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Cơ sở pháp lý: Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010, Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Giải quyết khởi kiện khi xảy ra tranh chấp bảo hiểm
Thủ tục khởi kiện
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án
Bước 2: Nộp tạm ứng án phí và Toà án thụ lý vụ án
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
Bước 4: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm
Cơ sở pháp lý: Cơ sở pháp lý: Điều 189, Điều 190, Điều 191, Điều 195, Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự 2015; Điều 16 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Một số câu hỏi liên quan đến tranh chấp bảo hiểm
Tranh chấp bảo hiểm kiện công ty mẹ hay chi nhánh?
- Thứ nhất, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của công ty, không có tư cách pháp nhân.
- Thứ hai, pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện. Vì vậy, với tư cách là pháp nhân, công ty có đầy đủ quyền và nghĩa vụ khi chi nhánh do mình thành lập xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Trong đó, có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng dân sự khi xảy ra tranh chấp trong hợp đồng mà chính chi nhánh đó ký.
Trên thực tế, mặc dù không có tư cách pháp nhân, nhưng chi nhánh thông thường đứng ra ký kết và tham gia các giao dịch và thực hiện các hoạt động khác trong khuôn khổ kinh doanh của công ty. Công ty phải chịu trách nhiệm về mọi kết quả của hoạt động kinh doanh và giao dịch do chi nhánh thực hiện. Tuy nhiên, thông thường chi nhánh sẽ được ủy quyền bằng văn bản để tham gia việc tranh tụng.
Như vậy, chủ thể có tư cách pháp nhân là công ty sẽ là bên bị kiện khi phát sinh tranh chấp từ hợp đồng do chi nhánh công ty ký kết.
>>>Xem thêm: Có thể khởi kiện tại chi nhánh công ty khi có tranh chấp hợp đồng không?
Cơ sở pháp lý: Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015
Tranh chấp bảo hiểm kiện công ty mẹ hay chi nhánh?
Chi nhánh công ty có được thực hiện ký kết hợp đồng bảo hiểm?
- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
- Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
- Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.
Vì chi nhánh được hiểu là đơn vị phụ thuộc của công ty, không có tư cách pháp nhân có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của công ty kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Do đó, chi nhánh được đứng ra ký kết và tham gia các giao dịch và thực hiện các hoạt động khác trong khuôn khổ kinh doanh của doanh nghiệp.
Cơ sở pháp lý: Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015
Tranh chấp bảo hiểm khi xảy ra mâu thuẫn giữa đôi bên khi đã ký kết hợp đồng. Vì thế các bên có thể khởi kiện tại Tòa án hoặc giải quyết qua Trọng tài thương mại. Nếu Quý khách hàng gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư , vui lòng liên hệ tới Hotline 1900636387 để được Luật sư hỗ trợ tư vấn kịp thời. Xin cảm ơn
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.