Súng tự chế gây thương tích cho người khác bồi thường bao nhiêu

Súng tự chế gây thường tích cho người khác bồi thường bao nhiêu là vấn đề được đặt ra khi người bị thương do súng tự chế gây ra yêu cầu bồi thường thiệt hại. Hành vi dùng súng tự chế gây thương tích cho người khác là vi phạm pháp luật. Người gây thương tích phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người bị thương. Luật Long Phan PMT xin cung cấp nội dung liên quan đến vấn đề bồi thường khi súng tự chế gây thương tích thông qua bài viết dưới đây.

Súng tự chế gây thương tích cho người khác bồi thường bao nhiêuSúng tự chế gây thương tích cho người khác bồi thường bao nhiêu

Dùng súng tự chế có vi phạm pháp luật?

Súng tự chế là loại vũ khí được người dân tự ý chế tạo không tuân theo thông số kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp. Loại súng này thường được người dân chế tạo để sử dụng cho việc săn bắn.

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ, trong đó có hành vi: “Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ.” Theo đó, hành vi dùng súng tự chế là hành vi vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, hành vi dùng súng tự chế còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 306 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ. Theo đó, hành vi sử dụng súng tự chế có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm lưu trú từ 01 đến 05 năm.

>>Xem  thêm: Dùng súng tự chế làm bị thương người khác xử tội gì?

Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự  2015, cụ thể:

  • Thứ nhất, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
  • Thứ hai, người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  • Thứ ba, trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Điều 585 Bộ luật Dân sự  2015 quy định nguyên tắc bồi thường như sau:

  • Thứ nhất, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Thứ hai, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Thứ ba, khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  • Thứ tư, khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  • Thứ năm, bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người dùng súng tự chế gây thương tích cho người khác thì phải căn cứ vào nguyên tắc bồi thường trên.

Dùng súng tự chế gây thương tích cho người khác phải bồi thường như thế nào?

Mức bồi thường khi dùng súng tự chế gây thương tíchMức bồi thường khi dùng súng tự chế gây thương tích

Thiệt hại khi dùng súng tự chế gây thương tích cho người khác là thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 thì thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài các thiệt hại được bồi thường trên, người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp dùng súng tự chế gây thương tích cho người khác còn bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần. Mức bồi thường tổn thất tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người bị xâm phạm sức khỏe không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Mức bồi thường thiệt hại do dùng súng tự chế gây thương tích cho người khác luật không quy định con số cụ thể. Pháp luật chỉ quy định các thiệt hại được bồi thường, do vậy, khi xác định số tiền bồi thường trong từng trường hợp cụ thể sẽ có mức bồi thường khác nhau.

>> Xem thêm: Xác định mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Tư vấn bồi thường khi dùng súng tự chế gây thương tích cho người khác

Luật sư tư vấn bồi thườngLuật sư tư vấn bồi thường

  • Tư vấn các quy định về việc dùng súng tự chế gây thương tích cho người khác;
  • Tư vấn xác định mức thiệt hại bồi thường;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tham gia tố tụng tại tòa án;
  • Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng làm việc với các cơ quan có thẩm quyền.

Bồi thường thiệt do hành vi dùng súng tự chế gây thương tích cho người khác được thực hiện theo quy định pháp luật dân sự. Pháp luật quy định các thiệt hại được bồi thường về vật chất cũng như tinh thần. Theo đó, hành vi dùng súng gây thương tích cho người khác sẽ phải thực hiện bồi thường thiệt hại để bù đắp cho người bị thiệt hại. Quý khách hàng có nhu cầu hoặc cần hỗ trợ trong vấn đề dùng súng tự chế gây thường tích cho người khác, vui lòng liên hệ luật sư dân sự tại Công ty Luật Long Phan PMT hoặc liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87