Xác định mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm là trách nhiệm của chủ thể có hành vi gây tác động đến sức khỏe của người khác phải thực hiện bồi thường cho người bị thiệt hại. Xác định được mức bồi thường vật chất và mức bồi thường tinh thần giúp bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại. Tuy nhiên không phải mọi thiệt hại được đưa ra thì người gây thiệt hại đều phải bồi thường mà người bị thiệt hại phải chứng minh có thiệt hại trên thực tế và phải thuộc thiệt hại được pháp luật quy định.

Mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Theo quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 thì các căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại bao gồm:

  • Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
  • Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  • Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh

Theo quy định trên về nguyên tắc thì người có hành vi gây thiệt hại sức khỏe của người khác thì phải bồi thường. Tuy nhiên, nếu thiệt hại đó xuất phát từ sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì thiệt hại này không được bồi thường.

>> Xem thêm: Bồi Thường Thiệt Hại Do Sức Khỏe Bị Xâm Phạm Giải Quyết Thế Nào?

Khoản chi phí cụ thể cần bồi thường

Người bị thiệt hại về sức khỏe

Các thiệt hại được bồi thường khi sức khỏe bị xâm

Chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe, chức năng

Chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe, chức năng bị mất bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm:

  • Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thiệt hại; thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đến cơ sở khám chữa bệnh và trở về nơi ở;
  • Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày khám bệnh, chữa bệnh theo số ngày trong hồ sơ bệnh án;
  • Chi phí phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút là các chi phí cho việc phục hồi, hỗ trợ, thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. cho người bị thiệt hại; chi phí cho việc thẩm mỹ, mua xe lăn; các bộ phận giả…để hỗ trợ hoặc thay thế phần cơ thể hoặc chức năng bị giảm sút hoặc mất của người thiệt hại.

Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 hướng dẫn bởi khoản  Điều 7 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP ngày 06/9/2022 của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.

Thu nhập thực tế của người bị thiệt

Phần thu nhập thực tế của người bị thiệt hại sức khỏe được tính như sau:

  1. Trường hợp người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công thì được xác định theo mức tiền lương, tiền công của người bị thiệt hại trong khoảng thời gian tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút;
  2. Trường hợp người bị thiệt hại có thu nhập không ổn định từ tiền lương, tiền công được xác định căn cứ vào mức tiền lương, tiền công trung bình của 03 tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra.
  • Trường hợp không xác định được 03 tháng lương liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra thì căn cứ vào thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương trong khoảng thời gian thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
  • Nếu không xác định được thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương thì thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút được bồi thường là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày bị thiệt hại.

Ngày lương tối thiểu vùng được xác định là 01 tháng lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định chia cho 26 ngày.

Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 1 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 hướng dẫn bởi khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP ngày 06/9/2022 của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.

Chi phí hợp lý, thu nhập thực tế cho người chăm sóc khi điều trị

Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm phí tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà (nếu có) trong thời gian điều trị.

Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc được xác định như sau:

  • Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi người bị thiệt hại điều trị (nếu có);
  • Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như trường hợp thu nhập của người bị thiệt
  • Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và phải có người thường xuyên chăm sóc thì chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại.

Cơ sở pháp lý:  điểm c khoản 1 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015

Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người mất khả năng lao động

Tương tự như trường hợp bồi thường chi phí, thụ nhập thực tế bị thiệt hại khi chăm sóc người bị thiệt hại trong giai đoạn điều trị thì đối với trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động thì người gây thiệt hại cũng phải bồi thường những khoản tương tư liên quan việc chăm sóc người bị thiệt hại như trường hợp khi điều trị.

Cơ sở pháp lý:  điểm c khoản 1 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015

Bù đắp tổn thất tinh thần

Phần tiền này bù đắp cho chính bản thân người bị thiệt hại sức khỏe. Bất cứ trường hợp nào người bị thiệt hại về sức khỏe cũng phải nhận được khoản tiền này. Việc xác định khoản bồi thường này dựa vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp, sinh hoạt gia đình và cá nhân…Mức bồi thường này thì được hai bên thỏa thuận với nhau.

Cơ sở pháp lý:  khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015

>>Xem thêm: Cơ Sở Xác Định Mức Bồi Thường Bù Đắp Tổn Thất Về Tinh Thần

Luật sư tư vấn về vấn đề bồi thường thiệt hại

Tư vấn về mức bồi thường

Mức bồi thường thiệt hại khi sức khỏe bị xâm phạm

Căn cứ khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 thì mức bồi thường đối với các chi phí thiệt hại khi bị xâm phạm sức khỏe thì được xác định dựa trên thiệt hại thực tế được chứng minh thông qua các văn bản, giấy tờ,… Đối với khoản bồi thường tinh thần cho người bị thiệt hại sức khỏe sẽ do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm là không quá 50 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.

>> Xem thêm: Mức Bồi Thường Như Thế Nào Bị Xem Là Không Phù Hợp Thực Tế?

Luật sư tư vấn về vấn đề bồi thường thiệt hại

Chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng trong việc xác định và yêu cầu bồi thường thiệt hại:

  • Tư vấn cho khách hàng về quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại;
  • Tư vấn cho khách hàng về mức bồi thường thiệt hại và các chi phí được bồi thường;
  • Xác định cho khách hàng về các khoản chi phí mà khách hàng sẽ nhận được khi bên kia bồi thường;
  • Hỗ trợ khách hàng tiến hành lấy khoản bồi thường;
  • Tham gia với tư cách bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng khi có tranh chấp xảy ra.

Người gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường các khoản chi phí và khoản tiền tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại sức khỏe. Mức bồi thường trong các trường hợp thiệt hại sức khỏe cụ thể sẽ có giá trị khác nhau. Nếu bạn đọc chưa hiểu rõ về vấn đề bồi thường này cần tư vấn luật dân sự thêm thì hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tốt nhất.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87