Phân chia thừa kế bằng hiện vật được pháp luật quy định như thế nào?

Phân chia thừa kế bằng hiện vật là vấn đề hết sức phổ biến và dễ xảy ra tranh chấp giữa những người thừa kế. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp, thủ tục trình tự phải được thực hiện theo quy định của pháp luât. Bài viết sau đây, Luật Long Phan sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề trên dưới góc nhìn pháp lý.

Chia thừa kế

Phân chia thừa kế

>> Xem thêm: Hướng Xử Lý Khi Anh Chị Em Không Chịu Ký Văn Bản Khai Di Sản Thừa Kế

Pháp luật quy định về phân chia thừa kế bằng hiện vật

Phân chia theo di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo quy định tại Điều 659 Bộ luật dân sự 2015 về phân chia di sản theo di chúc được thực hiện như sau:

  • Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  • Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản

Trong trường hợp người lập di chúc không cho con chưa thành niên, cha,mẹ, vợ chồng hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động hưởng phần di sản hoặc cho những người này hưởng ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật thì họ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

>> Xem thêm: Chia Tài Sản Thừa Kế Có Người Không Đồng Ý Giải Quyết Như Thế Nào?

Phân chia theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Theo Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật bao gồm:

  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Những người thừa kế theo pháp luật (điều 651, Bộ luật Dân sự 2015) được quy định theo thứ tự sau đây:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  • Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

>> Xem thêm: Xử Lý Tài Sản Thừa Kế Của Những Người Chết Cùng Thời Điểm

Mâu thuẫn về việc chia di sản thừa kế

Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản BẰNG NHAU. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây: Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

Cách thức phân chia di sản:

  • Về việc phân chia di sản bằng hiện vật thì những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật.
  • Để được pháp luật công nhận sự thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, những người thừa kế phải cùng nhau ký vào văn bản và phải công chức, chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản đó. Sau khi đã có văn bản thỏa thuận phân chia di sản, cần tiến hành mở thừa kế để chia cho các bên.

Theo Điều 57  Luật công chứng 2014 cũng có quy định cụ thể về Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Việc công chứng bản thỏa thuận này là cần thiết để làm căn cứ giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra sau này về vấn đề phân chia di sản thừa kế. Do đó tại thời điểm hiện tại gia đình  bạn bao gồm những người thuộc hàng thừa kế có thể lập văn bản phân chia di sản thừa kế trong đó thể hiện ý chí của các bên. Đồng thời để đảm bảo tính pháp lý cao nhất văn bản này nên được thực hiện công chứng tại văn phòng công chứng.

>> Xem thêm: MẪU THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ GIỮA CÁC ĐỒNG THỪA KẾ

Khởi kiện ra tòa

Khởi kiện

Khởi kiện phân chia tài sản

Đây là trường hợp phân chia thừa kế đơn giản và dễ dàng có cách giải quyết nên tốt nhất gia đình nên tự thỏa thuận, không nên khởi kiện ra tòa. Nếu buộc phải khởi kiện ra tòa án thì tòa án cũng luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên.

Theo đó thỏa thuận hợp lý, hợp tình nhất ví dụ là: những người muốn giữ ngôi nhà sẽ sở hữu ngôi nhà đó, đồng thời phải thanh toán cho người con lại số tiền tương ứng với phần di sản được hưởng như đã nêu trên. Nếu hai người này không thể hoặc không muốn thanh toán cho người kia số tiền tương ứng và các bên không thể thỏa thuận được phương án tốt hơn thì buộc phải bán nhà để chia giá trị.

>> Xem thêm: Cha Mẹ Mất Không Để Lại Di Chúc Thì Đất Đai Được Phân Chia Như Thế Nào ?

Khởi kiện phân chia di sản thừa kế bằng hiện vật

Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ chứng minh kèm theo đơn (Khoản 4 và khoản 5 Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)

Đơn khởi kiện ( Đơn khởi kiện theo Mẫu số 23 – DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ – HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017)

Kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu, chứng cứ chứng minh kèm theo đơn

  • Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
  • Bản kê khai các di sản;
  • Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
  • Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong hộ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản (Nếu có).

Nộp hồ sơ và tòa án thụ lý

  • Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

>> Xem thêm: THỦ TỤC KHỞI KIỆN BUỘC CHIA PHẦN THỪA KẾ LÀ NHÀ ĐẤT DO CHA MẸ CHẾT ĐỂ LẠI

Luật sư hỗ trợ thủ tục khởi kiện chia thừa kế

Vai trò của luật sư

Luật sư tư vấn

  • Xác định được tài sản, phần tài sản mà Người chết để lại;
  • Phân tích, chỉ rõ quyền lợi của những người thừa kế, về ưu nhược điểm của việc hòa giải không thành; Khó khăn trong việc khởi kiện và theo đuổi vụ kiện.
  • Tư vấn về các nội dung thân chủ cần nói những điều không nên vì có thể dùng làm bằng chứng trước tòa.
  • Viết Biên bản cuộc họp và làm chứng biên bản cuộc họp gia đình.
  • Soạn thảo đơn khởi kiện gửi khách hàng;
  • Tham gia các buổi hòa giải, đối chất, xác minh định giá
  • Nghiên cứu hồ sơ tài liệu, lời khai của các bên liên quan đưa ra quan điểm tư vấn cho Khách hàng trên các quy định của pháp luật
  • Tham gia phiên tòa, trình bày bài bảo vệ tại phiên tòa xét xử.

Trên đây là bài viết tư vấn về quy định pháp luật đối với việc phân chia thừa kế bằng hiện vật của chúng tôi. Nếu khách hàng có thắc mắc, cần được tư vấn luật thừa kế hãy liên hệ ngay tới Luật Long Phan qua hotline 1900.63.63.87 của chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

Scores: 5 (52 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87