Việc lấy lời khai đương sự là cách thức thu thập chứng cứ được Tòa án sử dụng phổ biến nhất trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, việc lấy lời khai của đương sự có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giải quyết vụ án dân sự, góp phần giải quyết vụ án được đúng đắn, toàn diện. Lấy lời khai đương sự dưới 18 tuổi phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này.
Nguyên tắc lấy lời khai đương sự dưới 18 tuổi trong vụ án dân sự
>> Xem thêm: : Cách xác định tuổi trong vụ án hình sự
Mục Lục
- 1 Nguyên tắc lấy lời khai đương sự dưới 18 tuổi trong vụ án dân sự
- 1.1 Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự
- 1.2 Đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi
- 1.3 Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
- 1.4 Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng
- 2 Điều kiện áp dụng biện pháp lấy lời khai của đương sự
- 3 Thẩm quyền áp dụng biện pháp lấy lời khai đương sự
- 4 Quyền khiếu nại khi tòa án lấy lời khai trái quy định pháp luật
Nguyên tắc lấy lời khai đương sự dưới 18 tuổi trong vụ án dân sự
Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 việc lấy lời khai đương sự được quy định cụ thể tại Điều 98. Lấy lời khai đương sự. Theo đó về việc lấy lời khai trong vụ án dân sự dưới 18 tuổi được chia thành ba khoảng độ tuổi như sau:
Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự
- Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
Đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi
- Đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
- Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ được xác định theo quyết định của Tòa án.
Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng
- Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó. Trong trường hợp này, Tòa án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng. Đối với những việc khác, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
Điều kiện áp dụng biện pháp lấy lời khai đương sự
>> Xem thêm: : Thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên
Điều kiện áp dụng biện pháp lấy lời khai của đương sự
Cũng theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:
Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Việc lấy lời khai của đương sự sẽ chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự đã khai chưa đầy đủ, rõ ràng
Trường hợp đương sự không thể đến trụ sở Tòa án được vì những lý do khách quan chính đáng được pháp luật công nhận thì Thẩm phán có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Tòa án. Việc lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Tòa án phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật, quy định đối với công chức Tòa án nhân dân và bảo đảm khách quan, chính xác cũng như quyền lợi hợp pháp của các đương sự
Thẩm quyền áp dụng biện pháp lấy lời khai đương sự
Theo quy định của pháp luật thì việc lấy lời khai của đương sự cụ thể tại điều 98 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì phải do
- Thẩm phán tiến hành trực tiếp.
- Thư ký Tòa án có thể giúp Thẩm phán ghi lời khai của đương sự vào biên bản ghi lời khai của đương sự. Trong trường hợp vì lý do công tác hoặc trở ngại khách quan thì Thẩm phán có thể giao cho Thư ký Tòa án tiến hành lấy lời khai nếu đương sự đồng ý.
Ngày nay, biện pháp lấy lời khai của đương sự được Tòa án thực hiện chủ động, thường xuyên trong việc thu thập chứng cứ, được tiến hành trong hầu hết các vụ việc dân sự trong thực tiễn.
Quyền khiếu nại khi tòa án lấy lời khai trái quy định pháp luật
Quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự có thể bị khiếu nại
Theo khoản 1 Điều 499 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
Người khiếu nại có các quyền sau đây:
- Tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khiếu nại;
- Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án;
- Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;
- Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
- Được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Quyền khiếu nại khi tòa án toà án lấy lời khai trái luật
>> Xem thêm: Bị can có được thay đổi lời khai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự?
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến Nguyên tắc lấy lời khai đương sự dưới 18 tuổi trong vụ án dân sự. Nếu bạn đọc có nhu cầu TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ gửi hồ sơ tài liệu hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua HOTLINE: 1900.63.63.87.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.