Bị can có được thay đổi lời khai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự?

Bị can có được thay đổi lời khai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ lời khai là một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét bị can có phạm tội và mức độ nguy hiểm của hành vi. Để giải đáp cho thắc mắc trên, thì Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Thay đổi lời khai của bị can

Thay đổi lời khai của bị can

Chứng cứ trong vụ án hình sự bao gồm những gì?

Chứng cứ là những gì có thật, được dùng làm căn cứ xác định xem có hành vi phạm tội hay không và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Chứng cứ phải được thu thập theo trình tự, thủ tục được Bộ luật tố tụng hình sự quy định từ những nguồn sau đây:

  • Vật chứng;
  • Lời khai, lời trình bày;
  • Dữ liệu điện tử;
  • Kết luận giám định, định giá tài sản;
  • Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
  • Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế;
  • Các tài liệu, đồ vật khác.

Lưu ý, việc triệu tập bị can lấy lời khai phải có giấy triệu tập của cơ quan điều tra.

luat su duoc quyen tham gia to tung tu giai doan dieu tra

Chứng cứ trong vụ án hình sự 

>>>Xem thêm: Lời nhận tội của bị can, bị cáo có được xem là chứng cứ không

Lời khai có ý nghĩa như thế nào trong giải quyết vụ án hình sự

Thủ tục lấy lời khai bị can

  1. Điều tra viên tiến hành lấy lời khai ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can.
  2. Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ của mình.
  3. Nếu vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người. Có thể cho bị can viết bản tự khai.
  4. Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc khi xét thấy cần thiết.
  5. Mỗi lần lấy lời khai đều phải lập biên bản. Sau khi hỏi cung, Điều tra viên phải đọc biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc và ký xác nhận vào từng trang.

Chú ý, pháp luật nghiêm cấm việc mớm cung, sử dụng bức cung, nhục hình khi lấy lời khai hoặc tự ý sửa chữa, thay đổi nội dung lời khai trai luật.  

>>>Xem thêm: Quyền im lặng của bị can bị cáo trong vụ án hình sự

Thủ tục thay đổi lời khai của bị can

Căn cứ khoản 2 Điều 184 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định việc sửa chữa, bổ sung lời khai trong biên bản phải được tiến hành trước khi kết thúc buổi hỏi hỏi cung. Điều tra viên và bị can phải ký xác nhận vào vị trí được sửa chữa, bổ sung đó. Ngoài ra, bị cáo có cũng quyền thay đổi lời khai tại phiên xét xử ở Tòa án.

luat su se giup gi cho than chu trong qua trinh giai quyet vu an hinh su

Tư vấn thủ tục lấy lời khai bị can 

Vai trò của luật sư khi tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo

Tham gia hỏi cung bị can

Luật sư bào chữa được quyền:

  • Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can;
  • Nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi bị can;
  • Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi bị can;
  • Xem và ký xác nhận biên bản hỏi cung có sự tham gia của mình. Biên bản phải ghi rõ câu hỏi của Luật sư và câu trả lời của bị can.

Tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo tại phiên tòa

Luật sư đại diện cho thân chủ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, thay mặt bị cáo biện luận trước tòa, tham gia tranh luận với đại diện Viện kiểm sát, với đại diện bị hại nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan.

Sau đó hỗ trợ thực hiện thủ tục kháng cáo khi có căn cứ cho rằng bản án được tuyên chưa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo.

>>>Xem thêm: Công việc luật sư phải làm khi nhận bào chữa cho bị cáo trong vụ án hình sự 

Như vậy, bị can có quyền thay đổi lời khai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về bị can có được thay đổi lời khai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Nếu quý khách hàng gặp phải khó khăn khi tham gia quá trình tố tụng hoặc cần hỗ trợ bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp vui lòng liên hệ ngay cho Luật sư hình sự qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn, hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Tags:

Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

(2) bình luận “Bị can có được thay đổi lời khai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  1. Lê thị yến thanh says:

    Vui lòng cho em hỏi là một người thanh niên trưởng thành trộm cắp một chiếc xe giá trị giao động từ 30 đến 40 triệu khoảng 2 tuần sau mẹ của người đó mang xe đến trả khổ chủ (bị cáo vẫn chưa bị bắt) và được DTV lấy lời khai thì người mẹ khai là do con gái của bà(tức chị gái của bị cáo chuộc ) rồi nhờ bà mang về trả (nhưng thực tế là do con dâu cũ của bà cũng tức là vợ cũ của bị cáo chuộc ) và bà đã kí vào tờ khai ấy. Giờ bị cáo đã bị bắt và công an bắt đầu điều tra lại . Vậy Luật sư cho e hỏi giơ mẹ của bị cáo có thể thay đổi lời khai không ạ nói sự thật là do con dâu của bà chuộc xe không ạ . Thế có bị buộc tội là khai giang dối không ạ ?

    • Phan Mạnh Thăng says:

      chào bạn, việc thay đổi lời khai đối với người làm chứng không bị pháp luật cấm. Đây có thể được xem là một bằng chứng mới phục vụ cho quá trình điều tra. Chúng tôi kiến nghị bạn nên đến cơ quan d9ieu62 tra và trình bày rõ sự việc.
      Trân trọng!

  Miễn Phí: 1900.63.63.87