Người bị kiện được vắng mặt mấy lần tại Tòa

Người bị kiện được vắng mặt tại Tòa mấy lần được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Trên thực tế, có thể là cố tình hoặc có nhiều lý do để người bị kiện không có mặt tại phiên tòa mặc dù đã được Tòa án triệu tập hợp lệ. Chúng tôi sẽ thông tin đến các bạn số lần mà bị đơn được vắng mặt tại tòa và hậu quả pháp lý của việc vắng mặt đó thông qua bài viết dưới đây.

Người bị kiện vắng mặt tại Tòa bao nhiêu lần

Người bị kiện vắng mặt tại Tòa bao nhiêu lần

Hiểu như thế nào là người bị kiện, bị đơn

Cá nhân, cơ quan, tổ chức bị người khác khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị cá nhân, cơ quan, tổ chức đó xâm phạm là người bị kiện.

Hay nói cách khác, người bị kiện là người bị coi là đã xâm phạm đến quyền hoặc lợi ích của người khởi kiện hoặc có tranh chấp với người khởi kiện.

Sau khi người khởi kiện nộp đơn khởi kiện lên Tòa án và được Tòa án Nhân dân thụ lý giải quyết vụ việc, lúc này người khởi kiện sẽ trở thành nguyên đơn và người bị kiện sẽ là bị đơn. Hai chủ thể này là đương sự trong vụ án dân sự.

Theo khoản 2 Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015, bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.

Sự có mặt của đương sự tại phiên tòa

Căn cứ theo Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, khi triệu tập hợp lệ lần thứ nhất:

  • Đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa;
  • Nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa;
  • Nếu có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì vẫn xét xử.

Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;

Nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

  • Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
  • Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
  • Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

>>> Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị xét xử vắng mặt tại phiên tòa dân sự

Tòa có được xét xử vắng mặt bị đơn?

Căn cứ Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, nguyên đơn vắng mặt thì Tòa vẫn xét xử trong các trường hợp sau:

  • Bị đơn vắng mặt tại phiên tòa nhưng có đơn đề nghị xét xử vắng mặt
  • Bị đơn vắng mặt lần thứ nhất nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa 
  • Bị đơn vắng mặt lần thứ 2, không có yêu cầu phản tố và không có người đại diện tham gia phiên tòa 
  • Bị đơn vắng mặt lần thứ 2, có yêu cầu phản tố và không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa đình chỉ yêu cầu phản tố và vẫn tiến hành xét xử

Như vậy, Tòa án vẫn có thể tiến hành xét xử nếu bị đơn vắng mặt

Xét xử vắng mặt bị đơn

Xét xử vắng mặt bị đơn

Người bị kiện được vắng mặt tại phiên tòa mấy lần?

  • Căn cứ khoản 1 Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, đối trường hợp Tòa triệu tập hợp lệ lần thứ nhất nếu bị đơn vắng mặt thì Tòa quyết định hoàn phiên tòa
  • Bên cạnh đó theo quy định tại khoản 2  Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, đối với trường hợp được triệu tập hợp lệ lần thứ hai thì bị đơn không được phép vắng nếu vắng mặt thì Tòa vẫn xét xử bình thường, trừ trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan
  • Ngoài ra, bị đơn cùng có quyền vắng mặt nếu có đơn đề nghị xét xử vắng mặt

Như vậy, bị đơn được quyền vắng mặt trong các trường hợp trên, còn số lần vắng mặt thì không thể xác định cụ thể mà phụ thuộc vào từng trường hợp hoàn cảnh.

Tư vấn giải quyết tranh chấp vụ án dân sự

  • Tư vấn các yêu cầu giải quyết tranh chấp phù hợp và hiệu quả
  • Đưa ra các đánh giá pháp lý về vấn đề đang tranh chấp để từ đó đưa ra hường giải quyết hợp lý
  • Hướng dẫn trình tự, thủ tục khởi kiện để giải quyết tranh chấp
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chứng cứ
  • Soạn thảo đơn từ và các văn bản khác có liên quan
  • Tư vấn thu thập tài liệu chứng cứ liên quan đến giải quyết tranh chấp
  • Tham gia tranh tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng
  • Tư vấn các vẫn đề phát sinh trong quá trình thi hành án sau khi giải quyết tranh chấp.

Tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự

Tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, bị đơn vẫn có thể vắng mặt phiên tòa xét xử. Tuy nhiên, cần lưu ý khi vắng mặt thể quyền và lợi ích của mình không được đảm bảo. Nếu Quý khách hàng có các thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư dân sự thì hãy liên hệ Luật Long PMT qua hotline:  1900.63.63.87 để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể nhất.

Scores: 3.82 (21 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

12 thoughts on “Người bị kiện được vắng mặt mấy lần tại Tòa

  1. hongrontran88@gmail.com says:

    Con rể thừa nhận mượn vàng mẹ vợ và kí đơn trước sự hòa giải của ban nhân dân ấp , và hứa 3 năm trả theo như đã kí đơn, nhưng đến thời gian trả thì đã không trả , và tòa án huyện đã mời xét xử sơ thẩm mà bị đơn vẫn không có mặt.
    Vậy tôi xin hỏi: trường hợp như vậy thì mẹ tôi có lấy lại được số vàng đã cho mượn và có chữ kí của con rể kí không? ( Ly hôn rồi nên số nợ con rể thừa nhận mượn riêng và đồng ký giấy mượn mẹ vợ là một mình mượn để làm ăn)
    Toà án sẽ giải quyết thế nào với bị đơn vắng mặt không đến cho dù Toà án triệu tập rất nhiều lần và không có lý do chính đáng để vắng mặt

  2. khưu thị diêm says:

    rất mong sự phản hôi của luât sư.cách đây 2 năm minh có vây của bà cô ơ gần nhà 100 triệu. luc đó có làm biên nhận viết bằng giấy tay.hàng tháng mình phải đóng lãi là 1trieu thời gian minh đong lãi cũng đến khoảng 200tr giơ minh kg con khả năng đông nưa nên mình bỏ địa phương đê lam thuê trong khi chu nơ co kiên ra tòa và phía tòa án có gửi đon mời lần thứ 3.do tình hình dịch bênh mình kg thể vê dư phiên tòa đc vây cho minh hỏi sự vắng mặt của mình tòa có sử và cương chế tài sản kg ạ

  3. Nguyễn Viết Hải says:

    Xin phép luật sư cho tôi hỏi: Bố tôi có một căn nhà đứng tên bố, có 4 người con. Không may bố tôi mất không có di chúc, nhà của bố tôi bị gia đình em trai tôi chiếm giữ và không đồng ý thỏa thuận. Tôi kiện ra tòa, tòa có giấy triệu tập mà em trai tôi ( bị đơn ) không có mặt và có lý do. Vậy tòa có tiến hành hoãn bao nhiêu lần, và thời gian hoãn phiên tòa là bao lâu?Và nếu xét xử thì phân chia tài sản thừa kế như thế nào? Xin cám ơn.

  4. Cường says:

    Cho e hỏi … nhà em tranh chấp đất bãi bồi bến sông.. mà toà án mời em lần thứ 1 e coá mặt lần 2 thì e ko có … nên toà xử vắng mặt … nên vậy có đúng ko …. mà bên nguyên dơn nói là có giấy cấp đất ĐẠI Trà năm 1990 ..hợp pháp sử dụng.vậy r phải làm thế nào …

  5. Khách says:

    Cho em hỏi: Em là bên nguyên đơn trong việc tranh chấp vay tài sản, khi tòa án triệu tập lần thứ nhất bên bị đơn vắng mặt. Vậy cho em hỏi thời gian bao lâu tòa án sẽ triệu tập lần hai? Em cảm ơn

  6. Thiên Phúc says:

    Em là bị đơn trong việc tranh chấp vay thế chấp tài sản ngân hàng, em chưa nhận được giấy triệu tập lần thứ 1 mà ngân hàng lại nhắn tin cho em nói là tòa triệu tập sao không lên,cho em hỏi nếu em chưa nhận được giấy triệu tập nên em vắng mặt, vậy tòa có tính là lần 1 không ạ, và trong thời gian bao lâu tòa mời lần 2, và toà mời tối đa mấy lần mới xử ạ, nếu em vắng mặt luôn có sao không ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87