Lấn chiếm đất có bị xử phạt không?

Lấn chiếm đất” là hành vi gây thiệt hại cho chủ sở hữu. Đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, được pháp luật quy định rất chặt chẽ. Việc người nào có hành vi lấn chiếm đất có bị xử lý hay không? Công  ty Luật Long Phan PMT sẽ tư vấn qua bài viết sau.

xu phat lan chiem dat
Hành vi lấn chiếm đất xảy ra phổ biến trong xã hội hiện nay

Lấn chiếm đất được hiểu như thế nào?

Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
  • Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
  • Sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng đất và đã có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện nhưng người sử dụng đất không chấp hành (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp) ;
  • Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật

Cách thức bảo vệ quyền sử dụng đất khi bị lấn chiếm

quy dinh ve lan chiem dat
Tòa án giải quyết tranh chấp lấn chiếm đất

Để bảo vệ hành quyền sử dụng đất khi bị LẤN CHIẾM ĐẤT đai, chủ sở hữu cần thực hiện các phương thức bảo vệ sau:

  • Tiến hành hòa giải, thương lượng với người có hành vi lấn chiếm đất đai.
  • Hoặc gửi đơn lên UBND cấp xã để thực hiện việc hòa giải theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013.
  • Trường hợp các bên hòa giải không thành người bị lấn chiếm thực hiện khởi kiện đến Tòa án. Căn cứ Điều 203 Luật đất đai 2013

Tham khảo thêm: Thủ tục khởi kiện đòi lại đất bị lấn chiếm

Xử lý hành vi lấn chiếm đất đai

xu phat lan chiem dat
Lấn chiếm đất của người khác sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định

Trách nhiệm hành chính

Căn cứ Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt là:

Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và “mức xử phạt” như sau:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm;
  • Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm;
  • Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất;
  • Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Tham khảo thêm: Cách giải quyết khi lấn chiếm ngõ đi chung

Trách nhiệm hình sự

Điều 228 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định hình phạt hành vi lấn chiếm đất như sau:

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

  • Người nào lấn chiếm đất đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, trường hợp quý bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu được tư vấn luật đất đai hoặc giải quyết tranh chấp đất đai, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn./.

Scores: 4.6 (16 votes)

Tham vấn Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Huỳnh Nhi

Huỳnh Nhi - Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn về lĩnh vực hành chính và đất đai. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện, thay mặt làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

5 thoughts on “Lấn chiếm đất có bị xử phạt không?

  1. Đinh Hoàng giang says:

    Mẹ tôi có mua một mảnh đất rộng 1200m vào năm 2016 và được sở tai Nguyen và môi trường tỉnh đồng nai cấp sổ đỏ vào năm 2017 .Do mảnh đất của mẹ tôi mua khá trũng thấp nên người chủ cũ có cho một số hộ dân đặt ống cống chảy vào một phần nhỏ đất thấp trũng (chỉ có sự đồng ý miệng ko có văn bản) đến khi bán cho mẹ tôi mẹ tôi vẫn cho tiếp tục sử dụng . Nhung do bị một hộ dân khác chắn đường ống . những hộ dân này ko thể tiếp tục sử dụng ống cống chảy vào đất nhà tôi.trong lúc mẹ tôi ở xa ko thể trông coi mảnh đất trên các hộ dân này cùng nhau thông đông bán muong nước trên đất thuộc quyền sở hữu của gia đình tôi lý do chủ cũ cho họ và họ sử dụng mấy chục năm lấy 50 triệu .(nhung người chủ cũ khẳng định là chỉ cho Sài chảy vào tam thời gian sau này chủ mới có cho hay ko thì tùy chủ mới). và làm một hợp đồng mua bán bằng giấy tay .trong khi mẹ tôi có quyền sử dụng đất toàn bộ mảnh đất trên.hien nay người mua đường mương đó dù biết mình đã Sài khi mua của những hộ dân trên nhung do giá đất và lòng tham trong lúc mẹ tôi đang ở Mỹ du lịch và bị địch covic ko thể về được anh ta cho người vào tự rao đất của mẹ tôi.va thách thức tôi đi thưa kiện . và luôn hăm dọa . vì biết tôi là người tàn tật . và mẹ tôi thì ko có nhà.toi trình báo UBND phường.da lập biên bản xác nhận hiện trường chờ xác minh.vay mẹ tôi trong thời gian này có thể ủy quyền cho tôi khởi kiện những người đã ngang nhiên vào chiếm đất của tôi ko . thủ tục ra sao.mong được sự hướng dẫn Luật sư.chan thành cảm on

  2. Hue pham says:

    Xin chào anh chị ,
    Tôi hiện đang sống ở nước ngoài ( Mỹ )
    Cha mẹ tôi đã chết , có để lại căn nhà ở việt Nam , căn nhà này đồng sở hữu cho các con của cha mẹ tôi . Các anh chị tôi ở vn có làm đơn kiện hàng xóm lấn chiếm đất căn nhà mà cha mẹ để lại
    Vậy xin vui lòng cho tôi biết , người ở nước ngoài có cần tham gia vào vụ kiện tụng này hay không ?
    Xin chân thành cảm ơn
    Hue Pham

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

  3. hà Đình Khánh says:

    mình có nội dung muốn quý luật sư tư vấn như sau: Trên địa bàn xã mình có trường hợp tự ý chiếm đất rừng phòng hộ của cộng đồng bản từ năm 2008 đến nay để dựng nhà trái phép, UBND xã đã làm việc và đề nghị hộ gia đình tháo nhà cửa trả lại đất cho cộng đồng bản, nhưng hộ gia đình không thực hiện. Mình muốn được tư vấn là, trong trường hợp chiếm đất này thẩm quyền xử lý thuộc về cấp xã hay cấp huyện? rất mong quý luật sư tư vấn giúp! chân thành cảm ơn!

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8