Xử lý như thế nào khi hàng xóm bít lối đi chung? là một thắc mắc thường gặp ở các hộ gia đình, cá nhân có vị trí bất động sản liền kề nhau và cùng sử dụng một lối đi chung. Và lối đi chung này thường là đường ngõ duy nhất dẫn ra đường chính. Tuy nhiên lại có nhiều trường hợp các hộ gia đình, cá nhân có hành vi bít lối đi chung hay lấn chiếm lối đi chung gây cản trở việc đi lại của hàng xóm xung quanh và gây mất trật tự công cộng.
Lối đi chung bị bít lối dẫn đến tranh chấp
>>>Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp lối đi chung
Mục Lục
Lối đi chung là gì?
Lối đi chung là phần diện tích đất được nhiều hộ gia đình, cá nhân có bất động sản liền kề nhau cùng sử dụng cho mục đích đi lại thông ra đường chính. Lối đi chung thường được hình thành trong quá trình người sử dụng đất thực hiện chia tách thửa.
Đây chỉ là cách hiểu đơn giản thông thường của đa số người dân, còn trên thực tế chưa có quy định pháp luật nào đưa ra khái niệm về lối đi chung.
Quy định của pháp luật hiện hành về lối đi chung
- Quyền đối với bất động sản liền kề: Chủ bất động sản ngoài có quyền đối với bất động sản do mình làm chủ ra thì còn có quyền đối với bất động sản liền kề. Và quyền này được quy định tại Điều 245 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó đây là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).
Và một trong những quyền đối với bất động sản liền liền kề là quyền yêu cầu mở lối đi qua (quyền yêu cầu mở lối đi chung) được quy định tại Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015
- Quyền yêu cầu mở lối đi qua: Theo Khoản 1 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 thì chủ bất động sản có quyền yêu cầu mở lối đi qua khi mà bất động sản của họ bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ bất động sản khác mà không có lối đi ra đường chính hay có nhưng lối đi ra đó không đủ để đi ra đường chính. Và lối đi ra này được mở trên bất động sản nào được coi là thuận tiện và hợp lý nhất cho cả các bên.
- Nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ bất động sản hưởng quyền khi thực hiện quyền yêu cầu mở lối đi chung: Về nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ bất động sản hưởng quyền (chủ bất động sản yêu cầu mở lối đi) thì theo quy định tại Điều 254 Bộ Luật Dân sự 2015 chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong mà không có đền bù.
- Quyền và nghĩa vụ của các chủ bất động sản liền kề với lối đi chung: Các chủ bất động sản liền kề với lối đi chung được sử dụng lối đi chung vào mục đích đi lại thông ra đường chính và không ai được sử dụng lối đi chung vào mục đích riêng và cản trở việc đi lại của các chủ bất động sản liền kề khác. Ngoài ra theo Điều 178 Bộ luật Dân sự 2015 chủ sở hữu nhà được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang đường đi chung.
- Quy định về vị trí, chiều dài, chiều rộng của lối đi chung: Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
CSPL: Điều 245, Điều 254, Điều 178 Bộ luật dân sự năm 2015
Hành vi bít lối đi chung có vi phạm pháp luật
Hành vi bít lối đi chung là hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể là hành hành vi gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác theo quy định của pháp luật. Và theo đó hành vi này có thể bị phạt hành chính, cụ thể tại Điều 16 Nghị định số: 91/2019/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định “phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với trường hợp đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác…. Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với trường hợp đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.”
Ngoài mức phạt nêu trên, người vi phạm cũng bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
CSPL: Điều 16 Nghị định số: 91/2019/NĐ-CP
>>> Xem thêm: Cách giải quyết khi lấn chiếm ngõ đi chung
Hàng xóm bít lối đi chung cản trở giao thông trong xóm
Cách xử lý khi hàng xóm bít lối đi chung
Khi hàng xóm có hành vi bít lối đi chung, thì sau đây là cách xử lý:
- Thực hiện thỏa thuận với hàng xóm có hành vi bít lối đi chung. Pháp luật nước ta luôn khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự thỏa thuận với nhau nếu không thỏa thuận được với nhau thì nhờ đến sự can thiệp của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Gửi đơn yêu cầu UBND cấp xã hòa giải. Trong trường hợp các bên không thể tự mình thỏa thuận được với nhau thì có thể gửi đơn lên UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp yêu cầu cơ quan này hòa giải. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
- Khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp đất đaitheo thủ tục tố tụng dân sự. Trong trường hợp việc hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì gửi đơn yêu cầu tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp đất đai.
- Không hòa giải tại xã được thì các bên có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện khi là tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, các cộng đồng dân cư với nhau. Gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi là tranh chấp có một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
CSPL: Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai năm 2013, khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/ NQ-HĐTP
>>> Xem thêm: Cách xử lý khi bị hàng xóm tự ý mở lối đi qua
Gửi đơn yêu cầu hòa giải tại UBND cấp xã
Luật sư tư vấn cách xử lý khi hàng xóm có hành vi bít lối đi chung
- Tư vấn quy định pháp luật về tranh chấp lối đi chung
- Tư vấn khởi kiện buộc trả lại đất lấn chiếm
- Tư vấn thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã
- Tư vấn thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án; thủ tục yêu cầu ủy ban các cấp giải quyết tranh chấp đất đai
- Tư vấn thủ tục khiếu kiện, khiếu nại quyết định hành chính về đất đai
- Tư vấn giải quyết tranh chấp quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
>>> Xem thêm: Hướng giải quyết tranh chấp lối đi chung
Hành vi bít lối đi chung là một hành vi thường gặp tại các nơi có những bất động sản liền kề nhau. Hành vi này tùy vào mức độ mà được coi là vi phạm pháp luật. Nếu như quý bạn đọc vẫn còn thắc mắc hay mong muốn tư vấn về Luật Đất đai để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề trên hoặc cần tìm dịch vụ luật sư để xử lý các vấn đề liên quan thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.