Hướng dẫn soạn thảo Hợp đồng lao động đối với người giúp việc gia đình

Hợp đồng lao động giúp việc gia đình ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Do đó, để soạn thảo một hợp đồng đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên, tránh tranh chấp phát sinh trong quan hệ giữa người giúp việc và bên thuê giúp việc. Công ty Luật Long Phan PMT mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Lao động giúp việc gia đình

Lao động giúp việc gia đình

>> Xem thêm: Các điểm cần lưu ý khi soạn thảo hợp đồng lao động

Quy định về lao động giúp việc gia đình

Theo Điều 161 Bộ luật Lao động 2019, người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.

Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.

Quy định về hợp đồng giúp việc gia đình

Hợp đồng lao động đối với người giúp việc gia đình

Hợp đồng lao động đối với người giúp việc gia đình

Hình thức hợp đồng

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 89, Nghị định 145/2020/NĐ-CP, khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động với người lao động. Hình thức hợp đồng lao động ký kết phải bằng văn bản theo quy định tại khoản 1 Điều 14 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật Lao động 2019

>> Xem thêm: Các quy định mới về BHXH theo quy định năm 2021.

Chủ thể Hợp đồng

Theo khoản 3,4 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 thì chủ thể giao kết hợp đồng lao động bao gồm:

Người sử dụng lao động:

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật
  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật
  • Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật

Người lao động:

  • Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên
  • Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó
  • Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó
  • Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động
  • Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động

Nội dung hợp đồng

Để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động thì hợp đồng lao động phải đảm bảo đủ các nội dung theo điều 21 BLLĐ 2019 quy định bao gồm:

  • Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động
  • Công việc và địa điểm làm việc
  • Thời hạn của hợp đồng lao động
  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  • Chế độ nâng bậc, nâng lương
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động
  • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp
  • Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề

>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động 

Lưu ý khi soạn thảo Hợp đồng lao động đối với người giúp việc gia đình

Để tránh những sai sót, rủi ro khi giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động cũng như người lao động cần lưu ý các điều khoản sau:

● Điều khoản công việc và địa điểm làm việc

● Điều khoản thời hạn hợp đồng

● Điều khoản về tiền lương

● Điều khoản thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

● Điều khoản bảo hiểm

>> Xem thêm: Các điều khoản cần lưu ý trong hợp đồng lao động từ năm 2021

Lưu ý khi soạn thảo Hợp đồng lao động

Lưu ý khi soạn thảo Hợp đồng lao động

Nếu như quý khách hàng còn bất cứ nhu cầu nào muốn được tư vấn luật lao độnghỗ trợ hoặc cần tìmLUẬT SƯ LAO ĐỘNG để được giải đáp các thắc mắc, xin vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87 để được giải đáp. Xin cảm ơn.

Scores: 4.7 (69 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87