Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bằng miệng có thể bị Tòa án tuyên vô hiệu? Hiện nay, việc các bên trong hợp đồng tặng cho thoả thuận hình thức hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bằng miệng khá phổ biến, điều này sẽ làm phần nào ảnh hưởng đến tính hiệu lực pháp lý của hợp đồng. Vậy quy định, điều kiện, tòa án sẽ tuyên bố vô hiệu trong trường hợp nào, hãy cùng Long Phan PMT tìm hiểu vấn đề này.
Tặng cho quyền sử dụng đất
Mục Lục
- 1 Quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
- 1.1 Về hình thức
- 1.2 Về nội dung
- 2 Vi phạm về hình thức có là căn cứ để tòa án tuyên vô hiệu?
- 3 Kết quả thực hiện hợp đồng và điều kiện để tòa án công nhận giao dịch vi phạm về hình thức.
- 4 Hợp đồng tặng cho đất bằng miệng bị vô hiệu trong trường hợp nào? Không bị vô hiệu trong trường hợp nào?
Quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Về hình thức
Căn cứ khoản 1 Điều 502 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức hợp đồng quyền sử dụng đất:
- Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 hình thức của hợp đồng tặng cho được quy định như sau:
- Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này.
Căn cứ khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì ngoài việc công chứng hoặc chứng thực thì trong hợp đồng các bên còn phải thực hiện việc đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
>>>Xem thêm: Mua bán nhà đất bằng miệng được công nhận trong trường hợp nào?
Về nội dung
Nội dung của hợp đồng
Căn cứ vào khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 điều kiện về nội dung để có hiệu lực hợp đồng như sau:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Bên cạnh đó các bên trong hợp đồng còn phải tuân thủ quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật đất đai 2013;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
- Người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật đất đai 2013.
>>>Xem thêm: Quy định của pháp luật quy định như thế nào về sự im lặng của các bên khi thực hiện hợp đồng
Vi phạm về hình thức có là căn cứ để tòa án tuyên vô hiệu?
Vi phạm về hình thức
Căn cứ khoản 1 Điều 407 và Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 hợp đồng tặng cho vi phạm quy định về hình thức có hiệu lực thì là căn cứ để tòa án tuyên vô hiệu.
Kết quả thực hiện hợp đồng và điều kiện để tòa án công nhận giao dịch vi phạm về hình thức.
Căn cứ khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015, kết quả thực hiện hợp đồng và điều kiện để tòa án công nhận giao dịch về hình thức như sau:
Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Hợp đồng tặng cho đất bằng miệng bị vô hiệu trong trường hợp nào? Không bị vô hiệu trong trường hợp nào?
- Căn cứ vào Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 việc các bên không tuân thủ điều kiện về hình thức hợp đồng sẽ làm hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bị vô hiệu.
- Căn cứ vào khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng tặng cho bằng miệng sẽ không bị vô hiệu nếu một bên hoặc các bên thực hiện ít nhất hai bằng ba nghĩa vụ trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.
- Căn cứ vào Điều 429 Bộ luật Dân sự thời 2015 thời hiệu khởi kiện là 03 năm, Căn cứ vào khoản 2 Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015 hợp đồng tặng cho bằng miệng vẫn có hiệu lực trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu mà không có yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu thì hợp đồng tặng cho đó vẫn không bị vô hiệu.
- Căn cứ vào án lệ số 03/2016/AL trường hợp đã tặng cho quyền sử dụng đất và đã xây dựng nhà kiên cố trên diện tích đất đó để làm nơi ở, khi xây dựng nhà thì người khác trong gia đình không có ý kiến phản đối gì, và đã sử dụng nhà, đất, liên tục, công khai, ổn định và đã tiến hành việc kê khai đất, được cấp giấy chứng nhận đất thì phải định đã được tặng cho quyền sử dụng đất. Và trường hợp này hợp đồng tặng cho bằng miệng không bị vô hiệu.
>>>Xem thêm: Hợp đồng mua bán nhà đất bằng giấy tay có giá trị không?
Trên đây là nội dung tư vấn về hợp đồng tặng cho bằng miệng có thể bị toà án tuyên bố vô hiệu không? Nếu quý bạn đọc còn có những thắc mắc các vấn đề liên quan đến tư vấn hoặc các vấn đề khác về pháp luật hợp đồng, vui lòng thông qua tổng đài 1900.63.63.87, TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 Luôn sẳn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.