Giải quyết tranh chấp đất thừa kế của con ngoài giá thú

Giải quyết tranh chấp đất thừa kế của con ngoài giá thú là một vấn đề phải được giải quyết. Theo tập tục cha ông để lại, cha mẹ thường có ý nguyện để lại tài sản cho con cái (kể cả ngoài hay trong giá thú), người đã phụng dưỡng mình. Tuy nhiên, khi cha mẹ mất đi thì lại xảy ra các vấn đề rất phức tạp giữa những người được hưởng thừa kế với nhau. Vậy, Giải quyết tranh chấp vấn đề này như thế nào? Cùng theo dõi ở bài viết dưới đây.

Quyền thừa kế của con ngoài giá thú

Quyền thừa kế của con ngoài giá thú

Thế nào là con ngoài giá thú?

  • Theo cách hiểu thông thường, con ngoài giá thú được hiểu là con sinh ra giữa những nam và nữ không có quan hệ hôn nhân với nhau (có thể là con riêng hoặc con chung).
  • Mặc dù quan hệ tình cảm không kết hôn đó không được pháp luật công nhận nhưng để bảo vệ quyền lợi của những đứa trẻ, pháp luật cũng đã có những quy định nhất định nhằm bảo đảm được lợi ích của trẻ, tạo điều kiện để trẻ được học tập và phát triển.

Hàng thừa kế theo pháp luật

Xác định chính xác hàng thừa kế là căn cứ quan trọng để phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các hàng thừa kế như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Theo đó con ngoài giá thú thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Việc chia tài sản thừa kế của con ngoài giá thú sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật.

quyen thua ke cua con ngoai gia thu
Con ngoài giá thú được phân chia di sản theo di chúc hoặc pháp luật

Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Trong trường hợp thừa kế theo di chúc, thì tài sản được chia theo ý nguyện của người để lại di chúc.

Tuy nhiên, pháp luật dân sự có quy định về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Như vậy,

  • Nếu có tên con ngoài giá thú trong di chúc hưởng di sản là đất thì con ngoài giá thú được quyền thừa kế phần đất tương ứng với di chúc.
  • Nếu trong di chúc mà không có tên con ngoài giá thú thì không được hưởng di chúc, trừ trường hợp dưới 18 tuổi hoặc mất khả năng lao động thì được hưởng 2/3 của 1 phần thừa kế theo pháp luật từ di sản để lại.

Khởi kiện tranh chấp thừa kế

phuong thuc khoi kien doi tai san con ngoai gia thu
Quy định về cách thức khởi kiện phân chia di sản thừa kế

Thời hiệu khởi kiện

  • “Thời hiệu” để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. 

Thẩm quyền giải quyết

Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì tranh chấp về thừa kế tài sản là “đất đai” là một trong những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

Cụ thể hơn tại BLTTDS 2015 khi xác định thẩm quyền giải quyết của một Tòa án, ta cần phải xem xét nhiều yếu tố như:

  • Thẩm quyền của Tòa án theo cấp
  • Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ 
  • Thầm quyền Tòa án theo sự lựa chọn

Xem thêm: Xác định tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự

Thủ tục khởi kiện

Theo quy định của Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015, trình tự khởi kiện gồm các bước:

  • Bước 1: Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền
  • Bước 2: Tòa án xem xét đơn và thông báo nộp tiền tạm ứng án phí
  • Bước 3: Thông báo thụ lý sau khi người khởi kiện nộp lại biên lai tạm ứng án phí
  • Bước 4: Tiến hành thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử
  • Bước 5: Xét xử sơ thẩm vụ án
  • Bước 6: Xét xử phúc thẩm vụ án

Dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế

  • Giải đáp thắc mắc cho khách hàng về các quy định về thừa kế và các hình thức thừa kế.
  • Tư vấn hỗ trợ giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế liên quan đến tài sản là đất đai;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn từ, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện để giải quyết yêu cầu tranh chấp tài sản thừa kế theo quy định.
  • Tư vấn cho khách hàng cách giải quyết nhanh chóng, thuận tiện, đúng quy định pháp luật.
  • Trong quá trình tham gia giải quyết, luật sư sẽ thay mặt, đại diện khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền.
  • Luật sư trực tiếp tham gia vào các phiên xét xử nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
  • Hỗ trợ khách hàng các công việc, thủ tục khác có liên quan.

Với đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thừa kế, Luật Long Phan PMT sẽ hỗ trợ khách hàng giả quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất thừa kế một cách hiệu quả. Nếu khách hàng còn có thắc mắc liên quan đến dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất thừa kế, hãy liên hệ ngay đến hotline: 1900.63.63.87 để được giải đáp nhanh nhất.

Bài viết liên quan:

Scores: 4.4 (19 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

8 thoughts on “Giải quyết tranh chấp đất thừa kế của con ngoài giá thú

  1. Nguyễn ngọc hường says:

    E muốn nhờ luật sư tư vấn hộ e về việc chia tài sản đất trường hợp sau.bố e mất từ năm 2006 nhưng k để lại di chúc.e là con chính thống,bố e có 3 người con ngoài nhưng cả 3 người con đấy giấy khai sinh k có tên bố e,vậy là con ngoài giá thú.giờ cả 3 người con này về đòi hưởng quyền lợi về mảnh đất e đang ở phải chia đều thành 4 phần.tổng diện tích mảnh đất là 71m.vậy theo luật pháp thì 3 người con kia có được quyền bắt buộc e phải chia đều thành4 phần k ạ?

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào bạn Nguyễn Ngọc Hường,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn. Về thắc mắc mà bạn vừa trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      – về việc xác định 3 người còn lại có phải con của bố bạn hay không, để có thể chứng minh quan hệ cha mẹ con theo quy định luật hộ tịch hiện hành và Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật hộ tịch phải có những giấy tờ sau:
      + Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
      + Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
      – Nếu như họ không có những bằng chứng trên thì không thể chứng minh mối quan hệ cha con với bố của bạn được và đương nhiên sẽ không được hưởng di sản mà bố bạn để lại.
      – Trường hợp họ có những bằng chứng trên thì việc chia di sản của bố bạn để lại được thực hiện như sau:
      – Trường hợp trước khi mất, bố bạn có thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ cho bạn thì phần đất đó thuộc quyền sử dụng của bạn và không phải chia cho bất kỳ ai.
      – Trường hợp đất đang sử dụng là tài sản chung của mẹ bạn và bố bạn tạo lập được trong quá trình hôn nhân, thì tài sản này chỉ có một nửa là của bố bạn, theo đó phần di sản khi bố bạn mất để lại đối với trường hợp của bạn sẽ là quyền sử dụng đất đối với 35,5 m2 đất. Khi này chỉ chia Đều di sản thành 4 phần đối với phần diện tích là 35,5 m2.
      – Trường hợp đất này thuộc quyền sử dụng của riêng bố bạn, thì phần tài sản này được chia làm bốn nhưng những người còn lại phải có trách nhiệm thanh toán các khoản tiền sau đây cho bạn:
      + Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
      + Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
      + Chi phí cho việc bảo quản di sản.
      + Các khoản nợ mà bố bạn khi mất còn nợ (nếu bạn đã thanh toán thay bố bạn, thì những người còn lại có nghĩa vụ thanh toán phần tiền này lại cho bạn).
      + Các chi phí khác (nếu có).
      Như vậy, đối với trường hợp của bạn, dù có phải chia cho cả 3 người con còn lại thì bạn vẫn sẽ nhận được nhiều hơn những người còn lại vì bạn là người đang trực tiếp sử dụng vào bảo quản di sản của bố bạn để lại.
      – Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Trường hợp bạn muốn được tư vấn trực tiếp để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
      CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
      – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
      – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
      – Điện thoại liên hệ: 1900.63.63.87
      Trân trọng !

  2. Nga says:

    Em sinh con cho 1 người đã có vợ và hai con. Con em là con riêng, nhưng giấy khai sinh vẫn mang họ bố và được nhận là “ cháu”. vậy cho em hỏi con em có được quyền thừa kế tài sản của bố không và thủ tục pháp lý cần chuẩn bị những gì?

    • Phan Mạnh Thăng says:

      chào bạn,
      trường hợp này bạn phải làm thủ tục nhận cha con cho con bạn và người cha, sau khi xác lập quan hệ cha mẹ con thì con bạn mới có thể nhận thừa kế từ người cha được.
      Trân trọng!

  3. Nguyễn Thị Hương Loan says:

    Dạ chào Luật Sư,
    Em nhờ Luật Sư tư vấn hộ trường hợp của Gia đình Em ah.
    Bố Mẹ Em đã kết hôn 37 năm và có 2 người con, Em là chị cả; Ba Em mất năm 2017 không để lại di chúc, tài sản Ba Mẹ Em để lại mảnh vườn 7.516,6m2 và căn nhà 43,5m2 hiện tại gia đình Em đang ở và cho thuê. Nguồn gốc tài sản trên là tài sản chung của Bố Mẹ Em tạo lập được trong quá trình hôn nhân và gìn giữ 37 năm qua. Hiện tại 02 Tài sản trên sau khi Ba Em mất thì đã chuyển sang tên cho Mẹ Em và Mẹ có làm hợp đồng cho tặng mảnh vườn cho 02 Chị Em vào đầu năm 2021. Đến nay Ba Em mất gần 7 năm, Mẹ Em nhận thông báo từ Toà Án báo là có người Tranh chấp tài sản thừa kế và yêu cầu thừa kế 1 phần Tài Sản ( trong thông báo toà án không có nói người kiện Mẹ Em có mối quan hệ gì với Ba Em mà có ghi chú chứng cứ của người kiện là giấy khai sinh (photo), giấy chứng tử của Ba Em, giấy hẹn CCCD, sổ Hộ khẩu, tờ tường trình và đơn xin xác nhận nơi cư trú). Vậy cho Em hỏi trường hợp của gia đình Em thì người kiện Mẹ Em là trường hợp nào trong Tranh chấp thừa kế theo pháp luật ah? Gia đình Em có phải chia tài sản cho người kiện k ah? Gia đình Em nên làm gì để phản bác đơn kiện ah? Thông báo có yêu cầu phản hồi ý kiến trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận thông báo 27/1/2022.

  4. Đức Thắng says:

    Cho e hỏi luật sư như sau ạ:
    Hiện nay căn nhà và mảnh đất em đang ở xảy ra tranh chấp với anh chị nhà vợ cả. Mẹ và em là con ngoài giá thú. Mảnh đất do mẹ em mua và xây dựng căn nhà, sau này bằng cách nào đó bố đã sang tren bố mà không có sự đồng ý và chữ kí của mẹ. Bố em đã mất từ 2011 k để lại di chúc.
    Trước đây có một căn nhà khác của bố đã bán và chia phần cho các anh chị và mẹ cả ngoài đó, em không được phần nào cả. Nay anh chị tranh chấp và đòi kiện em về căn nhà em đang ở. Mong luật sư tư vấn, xin cảm ơn ạ

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87