Di chúc không có người làm chứng có hiệu lực pháp luật không

Di chúc không có người làm chứng có hiệu lực pháp luật không” là một trong những nỗi băn khoăn của rất nhiều người bởi việc này ảnh hưởng đến hiệu lực của di chúc. Bài viết này sẽ các quy định pháp luật cụ thể để giúp người thừa kế bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

di chúc không có người làm chứng

Di chúc không có người làm chứng có hiệu lực pháp luật không

>> Xem thêm: Di Chúc Miệng Có Hợp Pháp Không?

Quy định pháp luật về điều kiện của người lập di chúc

Căn cứ theo điểm a khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì điều kiện để người lập di chúc hợp pháp:

  • Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt và không bị đe dọa, lừa dối hay cưỡng ép trong khi lập di chúc;
  • Đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi muốn lập di chúc thì di chúc đó phải được lập thành văn bản và phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ về việc lập di chúc;
  • Đối với người bị hạn chế về thể chất hoặc không người không biết chữ thì di chúc phải được lập thành văn bản và phải có công chứng, chứng thực.

>> Xem thêm: Tư vấn pháp luật dân sự

Quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc

Di chúc bằng văn bản

Tại điểm b khoản 1 và khoản 4 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các điều kiện về nội dung và hình thức để di chúc được công nhận là hợp pháp.

Điều 631 quy định nội dung chủ yếu cần có của di chúc như sau:

  • Ngày, tháng, năm lập di chúc;
  • Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
  • Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  • Di sản để lại và nơi có di sản;
  • Các nội dung khác;
  • Di chúc không được viết tắt hoặc ký hiệu, nếu di chúc có nhiều trang thì phải ghi số thứ tự ở mỗi trang và phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc;
  • Nếu có tẩy xóa, sửa chữa thì người lập di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa;
  • Mẫu di chúc có thể tham khảo bên dưới.

hiệu lực của di chúc bằng văn bản

Quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc bằng văn bản

Xem thêm: Mẫu di chúc

Di chúc miệng

Khoản 1 Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc miệng sẽ được lập khi người đó đang trong trường hợp tính mạng bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

Điều kiện để di chúc miệng có hiệu lực: căn cứ theo khoản 5 Điều 630 Bộ luật này đó là

  • Phải có ít nhất hai người làm chứng khi người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình, người làm chứng ghi chép lại và cùng nhau ký tên hoặc điểm chỉ.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc được người làm chứng ghi chép lại phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Theo Điều 632, người làm chứng không được là

  • người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung di chúc;
  • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Điều 632 Bộ luật này.

Tuy nhiên, nếu sau 03 tháng, kể từ thời điểm lập di chúc miệng mà người đó còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng sẽ mặc nhiên bị hủy bỏ.

hiệu lực của di chúc bằng miệng

Quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng

Xem thêm: Hướng dẫn xử lý khi di chúc bị thất lạc

Di chúc không có người làm chứng có hiệu lực khi nào

Di chúc miệng: nếu không có người làm chứng hoặc người làm chứng thuộc một trong các trường hợp pháp luật không cho phép được làm người làm chứng. Theo đó, tài sản sẽ được chia theo quy định về thừa kế theo pháp luật.

Di chúc được lập thành văn bản: căn cứ theo Điều 633 Bộ luật Dân sự, di chúc bằng văn bản không có người làm chứng sẽ có hiệu lực khi thỏa mãn hai tiêu chí sau:

  • Người lập di chúc phải tự viết tay hoặc đánh máy và ký vào bản di chúc;
  • Nội dung của di chúc phải phù hợp với quy định tại Điều 631 như ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên người lập di chúc; Họ tên, cơ quan được hưởng di sản,…

Qua đó, có thể thấy di chúc không có người làm chứng sẽ có hiệu lực khi di chúc đó được lập thành văn bản và thể hiện rõ ý chí của người lập di chúc cũng như nội dung di chúc phải phù hợp với quy định pháp luật. Việc công chứng, chứng thực là không bắt buộc nhưng người lập di chúc khi không có người làm chứng nên thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực nhằm hạn chế tranh chấp về thừa kế có thể xảy ra trong tương lai.

Xem thêm: Trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được thừa kế

Trên đây là bài viết về tư vấn trường hợp hiệu lực pháp luật của di chúc không có người làm chứng, nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề liên quan đến hiệu lực của di chúc hoặc các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực dân sự có thể liên hệ thể liên hệ đến số tổng đài 1900.63.63.87 để được tư vấn luật dân sự chi tiết hơn.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87