Công ty đại chúng có bắt buộc lập Ban kiểm soát không?

Ban kiểm soát trong các công ty cổ phần nói chung và công ty đại chúng nói riêng  đóng vai trò bảo vệ nhà đầu tư và giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, giúp bảo đảm được vấn đề tuân thủ pháp luật và bảo vệ lợi ích của cổ đông. Vậy, công ty đại chúng có bắt buộc lập Ban kiểm soát không? Bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu các vấn đề liên quan.

Công ty đại chúng có bắt buộc lập Ban kiểm soát không

Công ty đại chúng có bắt buộc lập Ban kiểm soát không

>> Xem thêm: Quy định về việc sử dụng con dấu trong doanh nghiệp

Công ty đại chúng có bắt buộc phải lập Ban kiểm soát ?

Theo quy định của Thông tư 116/2020/TT-BTC thì trường hợp Công ty hoạt động theo mô hình quy định tại điểm a khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp thì Công ty mới phải bắt buộc thành lập Ban kiểm soát theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và theo quy định tại Điều 36 đến Điều 41 Điều lệ này.

Cụ thể, đối với trường hợp công ty đại chúng ở đây là công ty cổ phần có số cổ đông từ 11 người trở lên hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty thì bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

Quyền hạn, nhiệm vụ của Ban kiểm soát trong công ty đại chúng?

Căn cứ theo Điều 39 Thông tư 116/2020/TT-BTC thì Ban kiểm soát có các quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 170 Luật Doanh nghiệp và các quyền, nghĩa vụ sau:

  • Đề xuất, kiến nghị Đại hội đồng cổ đông phê duyệt danh sách tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty; quyết định tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm tra hoạt động của Công ty, bãi miễn kiểm toán viên được chấp thuận khi xét thấy cần thiết.
  • Chịu trách nhiệm trước cổ đôngvề hoạt động giám sát của mình.
  • Giám sát tình hình tài chính của Công ty, việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), người quản lý khác.
  • Đảm bảo phối hợp hoạt động với Hội đồng quản trị,Giám đốc (Tổng giám đốc) và cổ đông.
  • Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm Điều lệ công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và người điều hành khác của doanh nghiệp, Ban kiểm soát phải thông báo bằng văn bản cho Hội đồng quản trị trong vòng 48 giờ, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
  • Xây dựng Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát và trình Đại hội đồng cổ đông thông qua.
  • Báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Điều 290 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
  • Có quyền tiếp cận hồ sơ, tài liệu của Công ty lưu giữ tại trụ sở chính, chi nhánh và địa điểm khác; có quyền đến địa điểm làm việc của người quản lý và nhân viên của Công ty trong giờ làm việc.
  • Có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và người quản lý khác cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu về công tác quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanhcủa Công ty.
  • Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và [Điều lệ này].

Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát trong công ty đại chúng

Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát trong công ty đại chúng

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát trong công ty đại chúng

Cơ cấu tổ chức của Ban kiểm soát

  • Về cơ cấu tổ chức, số lượngthành viên Ban kiểm soát của công ty do công ty quyết định từ 03 đến 05 thành viên. Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Hoạt động của Ban kiểm soát

  • Về hoạt động của Ban kiểm soát sẽ được quy định theo Điều 39 về Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát và Điều 40 về cuộc họp của Ban kiểm soát quy định tại Thông tư 116/2020/TT-BTC

>> Xem thêm: Chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bị xử lý thế nào

Quản lý doanh nghiệp có quyền can thiệp vào hoạt động của ban kiểm soát trong công ty đại chúng ?

  • Để có thể thực hiện chức năng giám sát, Ban kiểm soát cần phải độc lập trong việc thành lập và hoạt động của chính mình.
  • Thông qua việc thực hiện chức năng của mình, Ban kiểm soát sẽ đảm bảo rằng các quyết định của công ty tuân thủ pháp luật và bảo vệ lợi ích của các cổ đông,đây là lý do cho sự ra đời, tồn tại và hoạt động của Ban kiểm soát.

Như vậy, quản lý doanh nghiệp sẽ không can thiệp vào hoạt động của Ban kiểm soát trong công ty đại chúng để đảm bảo tính độc lập của Ban kiểm soát cũng như đảm bảo lợi ích của các cổ đông.

Liên hệ luật sư tư vấn

Luật sư tư vấn cho doanh nghiệp

Luật sư tư vấn cho doanh nghiệp

>> Xem thêm: hướng dẫn khởi kiện yêu cầu di dời mồ mả ra khỏi phần diện tích đất

Luật Long Phan PMT nhận hỗ trợ dịch vụ luật sư trực tuyến 24/7 qua các hình thức như sau:

  • Tư vấn pháp luật qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
  • Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
  • Tư vấn luật qua ZALO: 0939.846.973
  • Cần dịch vụ luật sư tranh tụng vui lòng liên hệ TỔNG ĐÀI ĐIỆN THOẠI 1900 63.63.87
  • Gặp trực tiếp luật sư tranh tụng tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
  • Tại Văn Phòng Luật sư Quận Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Công ty đại chúng có bắt buộc lập Ban kiểm soát không”. Nếu quý đọc giả còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc có nhu cầu tìm LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP để hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cám ơn!

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87