Cơ sở xác định mức bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần là một trong những căn cứ quan trọng để xác định mức bồi thường thiệt hại. Bởi bên cạnh việc xác định bồi thường thiệt hại vật chất khi bị xâm hại thì cơ sở để xác định, nguyên tắc và mức bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần cũng rất cần thiết. Trong bài viết này, Luật Long Phan PMT sẽ cung cấp thông tin và các vấn đề pháp lý liên quan, mời các bạn cùng theo dõi.
Bồi thường tổn thất tinh thần
Mục Lục
Các loại tổn thất về tinh thần
Thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng
Thiệt hại về tinh thần được bồi thường do vi phạm hợp đồng được xác định khi có vi phạm hợp đồng. Nếu có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Bên cạnh việc được bồi thường về vật chất thì căn cứ khoản 3 Điều 419 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 người bị thiệt hại có thể được bồi thường về tinh thần.
Tổn thất về tinh thần ngoài hợp đồng
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 thì bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hiểu một cách đơn giản là loại trách nhiệm bồi thường không phát sinh từ quan hệ hợp đồng.
Theo đó, người nào có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường (bao gồm thiệt hại về tinh thần).
>>>Xem thêm: Bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần giải quyết như thế nào
Cơ sở xác định mức bồi thường thiệt hại về tinh thần
Mức bồi thường tổn thất tinh thần
Thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Căn cứ khoản 3 Điều 419 BLDS 2015, theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.
Do đó, người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ; danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác có thể bị Tòa án buộc bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền, lợi ích bị xâm phạm.
Việc xác định mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.
Thiệt hại ngoài hợp đồng
Theo khoản 1 Điều 584 BLDS 2015, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Căn cứ theo quy định này và khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì trường hợp có thiệt hại xảy ra bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần. Trong đó:
- Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mấy uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
- Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin… vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.
>>> Xem thêm: Mẫu đơn yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần
Nguyên tắc bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần
Nguyên tắc bồi thường tổn thất tinh thần
Căn cứ Điều 585 BLDS 2015 thì bồi thường thiệt hại về tinh thần có các nguyên tắc cơ bản như sau:
Thứ nhất, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thứ hai, người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình. Để giảm mức bồi thường thiệt hại thì người gây ra thiệt hại phải thỏa mãn đủ hai điều kiện là có lỗi vô ý và thiệt hại gây ra quá lớn so với khả năng kinh tế của mình
Thứ ba, khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
- Theo nguyên tắc trên thì người gây thiệt hại hoặc người bị thiệt hại có thể yêu cầu thay đổi mức bồi thường khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế.
- Cụ thể là trong trường hợp mức bồi thường quá thấp gây bất lợi cho người bị thiệt hại để khắc phục hậu quả gây ra hoặc mức bồi thường quá cao làm ảnh hưởng lợi ích của người gây ra thiệt hại.
Thứ tư, trường hợp bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Thứ năm, đối với bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
>>> Xem thêm: Bị tố cáo sai sự thật có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại không
Tư vấn bồi thường thiệt hại về tinh thần
- Tham gia thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại với khách hàng;
- Tư vấn các vấn đề liên quan tới khởi kiện như là hồ sơ, trình tự, thủ tục và các vấn đề pháp lý khác liên quan;
- Soạn thảo Đơn khởi kiện theo mẫu số 23-DS ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần;
- Đại diện Khách hàng nộp đơn khởi kiện;
- Nhận ủy quyền đại diện khách hàng tham gia tố tụng;
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Khách hàng trước cơ quan tiến hành tố tụng.
Việc xác định thiệt hại về tinh thần cũng như cơ sở mức bồi thường bù đắp về tinh thần phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Cơ sở để xác định mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ bao gồm thiệt hại do vi phạm hợp đồng và thiệt hại ngoài hợp đồng. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc liên quan nào hoặc cần sự giúp đỡ, hãy liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được các luật sư có chuyên môn tư vấn luật dân sự hỗ trợ sớm nhất.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.