Cách tố giác tội cố ý gây thương tích khi không biết rõ danh tính

Cách tố giác tội cố ý gây thương tích khi không biết rõ danh tính là điều cần biết đến khi cá nhân bị người khác gây thương tích. Tránh trường hợp khi đã bị hành hung và cố ý gây thương tích, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của bản thân nhưng không biết ai gây ra việc đánh người đó và cách thức để tố giác tội phạm đó. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật Long Phan PMT  để hiểu rõ hơn về trình tự tố cáo hàng vi này.

Tố giác tội cố ý gây thương tích khi không biết rõ danh tínhTố giác tội cố ý gây thương tích khi không biết rõ danh tính

Quyền tố giác tội phạm theo quy định pháp luật

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS 2015) quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm thì phát hiện, tố giác, báo tin về tội phạm; tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm là quyền và nghĩa vụ của toàn dân.

Như vậy, ai cũng có quyền tố giác tội phạm nhằm thực hiện đấu tranh phòng ngừa tội phạm.

Tố giác tội cố ý gây thương tích khi không rõ danh tính được không?

Tội cố ý gây thương tíchTội cố ý gây thương tích

Căn cứ khoản 1 Điều 144 BLTTHS 2015 thì tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

Có thể thấy, việc tổ giác tội phạm chỉ quy định về chủ thể cung cấp là cá nhân có danh tính, địa chỉ rõ ràng và yếu tố phát hiện hành vi là chủ thể này phải là người phát hiện, có thể là bị hại hoặc người trực tiếp chứng kiến hành vi có dấu hiệu tội phạm xảy ra. Vì vậy, không có quy định bắt buộc về việc cần phải xác định rõ danh tính của người có dấu hiệu phạm tội.

Do đó, có thể tố giác tội cố ý gây thương tích khi không rõ danh tính của người bị tố giác.

>>> Xem thêm: Xử lý hình sự tội cố ý gây thương tích

Hướng dẫn cách tố giác tội cố ý gây thương tích khi không rõ danh tính

Cách tố giác tội cố ý gây thương tíchCách tố giác tội cố ý gây thương tích

Theo khoản 4 Điều 144 BLTTHS 2015 thì việc tố giác tội phạm có thể thực hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Đối với trường hợp thực hiện bằng văn bản sẽ được thực hiện như sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị

Đơn tố cáo cố ý gây thương tích. Trong đó, đơn tố cáo phải ghi rõ:

  • Tên cơ quan tiếp nhận đơn tố cáo.
  • Thông tin người tố cáo (họ và tên; năm sinh; số chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu, nơi cấp, ngày cấp; địa chỉ đăng ký thường trú; địa chỉ liên hệ; số điện thoại).
  • Lý do tố cáo (nguyên nhân, diễn biến, thời điểm xảy ra sự việc, mô tả đặc điểm của đối tượng đó để công an truy tìm, giám định của cơ sở y tế về thương tích và tình trạng sức khỏe, có nhân chứng không…).
  • Yêu cầu giải quyết tố cáo.

Ngoài ra có thể gửi kèm theo các chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật.

CSPL: Điều 479 BLTTHS 2015.

>>> Xem thêm: Cách viết đơn tố giác tội phạm

Thủ tục thực hiện

Bước 1: Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác:

  • Trong trường hợp hành vi phạm tội đang diễn ra hoặc hành vi phạm tội vừa kết thúc thì bị phát hiện, cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin đến Công an xã, phường, thị trấn nơi diễn ra hành vi phạm tội hoặc Công an xã, phường, thị trấn nơi gần nhất.
  • Trong trường hợp hành vi phạm tội xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan, tổ chức, cá nhân báo tin, kiến nghị khởi tố đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an hoặc Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.
  • Đối với các trường hợp khác, cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm đến Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp huyện, Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp tỉnh, Cơ quan An ninh điều tra cấp tỉnh hoặc Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện, Công an cấp tỉnh nơi xảy ra vụ việc phạm tội hoặc nơi phát hiện tội phạm, nơi cư trú của người bị tố giác, báo tin.
  • Cơ quan, tổ chức kiến nghị khởi tố đến Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp huyện, Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp tỉnh, Cơ quan An ninh điều tra cấp tỉnh nơi xảy ra vụ việc phạm tội hoặc nơi phát hiện tội phạm, nơi cư trú của người bị kiến nghị khởi tố.

Bước 2: Lựa chọn hình thức và tiến hành tố giác:

  • Bằng miệng (trực tiếp đến trình báo hoặc tố giác, báo tin qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại Bước 1).
  • Bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính (bưu điện) tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại Bước 1).
  • Ngoài ra, công dân có thể tố giác tội phạm trên ứng dụng định danh điện tử Quốc gia VNeID theo cách sau: Đăng nhập tài khoản, từ trang chủ, chọn “Dịch vụ khác” để hiển thị danh sách tính năng và tiếp tục chọn tính năng “kiến nghị, phản ánh về ANTT”.

Khi tố giác tới cơ quan có thẩm quyền, cá nhân, cơ quan, tổ chức tố giác cần cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày rõ những hiểu biết của mình liên quan đến tội phạm mà mình tố giác.

Bước 3: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác

  • Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác.
  • Khi hết thời gian giải quyết tố giác theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố giác.

Cơ quan có thẩm quyền

Theo quy định tại khoản 2 Điều 145 BLTTHS 2014 thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

  • Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
  • Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

>>> Xem thêm: Thủ tục trình tự giải quyết tố giác tội phạm

Tư vấn và hướng dẫn thủ tục tố giác tội cố ý gây thương tích

  • Tư vấn quy định về tội cố ý gây thương tích.
  • Hướng dẫn thủ tục tố giác tội cố ý gây thương tích.
  • Tư vấn xác định Hành vi gây ra có cấu thành tội phạm hay không.
  • Tư vấn trách nhiệm hình sự tương ứng với tội phạm: Mức hình phạt, khung hình phạt.
  • Tư vấn viết đơn tố cáo.
  • Nhận ủy quyền đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Khách hàng trước cơ quan tiến hành tố tụng.

Việc tố giác tội phạm là quyền và nghĩa vụ của toàn dân và không yêu cầu phải bắt buộc biết người bị tố giác là ai. Do đó, khi không biết rõ danh tính của người bị tố giác thì vẫn có thể tố giác người đó tội cố ý gây thương tích để cơ quan có thẩm quyền có thể xác minh, tiến hành điều tra và truy bắt tội phạm. Nếu Quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào, thì hãy liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được các luật sư có chuyên môn tư vấn luật hình sự hỗ trợ kịp thời.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87