Hướng dẫn trả lương cho người lao động trong thời gian dịch bệnh Covid

Trả lương cho người lao động trong thời gian dịch bệnh Covid đang là vấn đề đau đầu của không ít doanh nghiệp hiện nay. Do ảnh hưởng của đại dịch mà việc sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trở nên khó khăn, nhiều nơi phải thu hẹp hoặc thậm chí tạm ngừng sản xuất kéo theo lao động phải ngừng việc. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để cập nhật hướng dẫn mới nhất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

cach tra luong khi co dich benh covid
Công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL hướng dẫn việc trả lương cho NLĐ

>>> Xem thêm: Dịch Vụ Luật Sư Tư Vấn Sắp Xếp Lại Nhân Sự Mùa Covid

Các quy định của pháp luật về tiền lương

Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc, bao gồm:

  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh: không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
  • Phụ cấp lương;
  • Các khoản bổ sung khác.

Trong đó, mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành.

Người lao động được trả lương theo nguyên tắc trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

Người lao động phải cách ly có được hưởng lương

Khoản 3 Điều 98 Bộ luật lao động 2012 quy định nếu phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động, hay ngừng việc vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì người lao động vẫn được hưởng lương.

Với các trường hợp người lao động không thể trở lại làm việc do dịch COVID-19, trong đó có đi cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì người lao động vẫn được hưởng lương theo quy định của Điều 98 Bộ luật lao động 2012.

Khoản tiền lương này do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Hiện tại, mức lương tối thiểu vùng năm 2020 của người lao động được áp dụng từ 1.1.2020 theo 4 vùng:

  • Vùng 1 là 4,42 triệu/tháng;
  • Vùng 2 là 3,92 triệu/tháng;
  • Vùng 3 là 3,43 triệu;
  • Vùng 4 là 3,07 triệu đồng.
thoa thuan khong thap hon muc luong toi thieu vung
Việc thỏa thuận tiền lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng

Hướng dẫn trả lương cho người lao động trong thời gian dịch bệnh covid

Thời gian qua, do ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 mà việc sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, có doanh nghiệp phải tạm ngừng hoặc thu hẹp sản xuất dẫn đến có những lao động phải ngừng việc.

Ngày 25/3/2020, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ra Công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL hướng dẫn trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc liên quan đến dịch Covid-19.

Với trường hợp người lao động phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 thì tiền lương ngừng việc thực hiện theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động (tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng). Trường hợp người lao động phải ngừng việc bao gồm:

  • Lao động là người nước ngoài trong thời gian chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
  • Người lao động phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
  • Người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động hoặc những lao động khác cùng doanh nghiệp, bộ phận đang trong thời gian cách ly hoặc chưa được quay trở lại làm việc.

Với trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu, thị trường dẫn tới không bố trí đủ việc làm thì người sử dụng lao động có thể tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động.

Nếu thời gian ngừng việc kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động.

Nếu doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dẫn tới giảm chỗ làm việc thì thực hiện sắp xếp lao động theo Điều 38 hoặc Điều 44 Bộ luật Lao động.

Với những trường hợp phát sinh khác thì Sở Lao động Thương binh và Xã hội căn cứ từng nội dung và trường hợp cụ thể để giải quyết theo đúng quy định.

>>> Xem thêm: Quy định về lãi suất tính tiền do chậm trả lương cho người lao động

cach tra luong moi nhat
Công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL ra ngày 25/3/2020

Trên đây là bài viết hướng dẫn trả lương cho người lao động trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19. Trường hợp bạn đọc có thắc mắc, cần Luật sư Tư Vấn Luật Lao Động, hoặc hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh do ảnh hưởng dịch bệnh Corona. Xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Scores: 4.72 (17 votes)

: Thạc Sỹ - Luật Sư Võ Mộng Thu

Thạc sĩ Luật sư Võ Mộng Thu - Thạc sĩ Luật sư 10 năm kinh nghiệm tố tụng, tranh chấp lao động, doanh nghiệp. Là LS thường trực Công ty Luật Long Phan PMT.

6 thoughts on “Hướng dẫn trả lương cho người lao động trong thời gian dịch bệnh Covid

  1. Hòa says:

    Tôi ở bến tre. Cty tôi ở kcn giao long, cty cho nghi 14 ngay cach ly theo quy dinh cua tinh tu 19/7- 1/8.Tinh ra la 12 ngay lam viec da nghi trong thang 7. Cty tru toi 6 ngay phep nam va 6 ngay tinh luong co ban nha nuoc. Tỉnh dự kiến có thể cho nghĩ giản cách thêm. Cty tôi đã xin phép làm việc 3 tại chỗ và yêu cầu nhân viên đi làm, ai không đi làm sẽ giải quyết nghỉ không lương. Vậy cho tôi hỏi: nếu tỉnh cho nghỉ thêm giãn cách 14 ngày và tôi không chấp nhận ở cty nên k đi làm thì có được trả lương gì hay không? Tôi chỉ được trả 6 ngày lương cơ bản nhà nước trong tháng 7, vậy qua tháng 8 tôi có được tính thêm 8 ngày lương nữa cho đủ 14 ngày nghỉ theo luật phải trả lương hay không?

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.

  2. Nguyễn Thị Nghị says:

    Do tình hình dịch bệnh covid_ 19 cty tôi có cho công nhân nghỉ 3 ngày tháng 7 vừa qua.khi được tính lương thì 3 ngày đó đều ko đc trả lương và bị trừ phần trăm các khoản trợ cấp của tháng.Điều đó có đúng không? Con tôi dưới ,6 tuổi theo luật có được trợ cấp hỗ trợ do dịch bệnh không?

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87