Lãi suất tính tiền do chậm trả lương cho người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 như thế nào là câu hỏi thu hút không ít sự quan tâm của bạn đọc trong tìm hiểu về pháp luật lao động. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc có câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này.
Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động
>> Xem thêm: Cách Tính Tuổi Nghỉ Hưu Theo Quy Định Mới Nhất
Mục Lục
Tiền lương là gì?
TIỀN LƯƠNG theo cách hiểu thông thường là sự trả công hoặc thu nhập mà có biểu hiện bằng tiền hoặc được ấn định bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, do người sử dụng lao động trả cho người lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm.
Theo Bộ luật Lao động 2019, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Lương trả cho người lao động có thể được trả theo giờ, theo sản phẩm hoặc khoán theo công việc.
Tiền lương là một yếu tố quan trọng, tiền lương có thể quyết định đến việc xác định nơi mà người lao động chọn để làm việc.
Nguyên tắc trả lương cho người lao động
Để bảo vệ quyền lợi của người lao động, cũng theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019,
Tiền lương được người sử dụng lao động trả cho người lao động theo nguyên tắc: trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn.
- Trực tiếp: người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm chính trong việc trả lương cho người lao động.
- Đầy đủ: người sử dụng lao động phải trả đầy đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận
- Đúng hạn: người sử dụng lao động không được chậm trễ trong việc trả lương cho người lao động trừ trường hợp bất khả kháng theo luật quy định. Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng.
Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động
Xử lý người lao động chậm trả lương như thế nào?
Xử lý hành chính
Theo quy định tại khoản 2, Điều 17, Nghị định 16/2022/Đ-CP, người sử dụng lao động không trả lương đúng hạn cho người lao động sẽ bị PHẠT TIỀN. Mức tiền phạt được ấn định tùy theo số lượng lao động mà người sử dụng lao động sử dụng.
- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
- Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Các biện pháp khắc phục hậu quả
Cả Bộ luật Lao động 2012 và Bộ luật Lao động 2019 đều có quy định về kỳ hạn trả lương nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động chậm trả lương. Theo đó, người sử dụng lao động trong trường hợp đặc biệt, trường hợp bất khả kháng không trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 1 tháng, người sử dụng lao động phải BỒI THƯỜNG một khoản tiền cho người lao động vì hành vi trả chậm lương của mình.
Người lao động được nhận thêm lãi suất do chậm trả lương
Quy định về lãi suất tính tiền do chậm trả lương cho người lao động
Bộ luật Lao động 2012 quy định, nếu chậm trả lương, người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng LÃI SUẤT huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ tháng 1/2020 có một sự khác biệt nhỏ trong quy định về lãi suất tính tiền do chậm trả lương này. Cụ thể, theo quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động không được trả chậm lương cho người lao động quá 1 tháng, nếu trả chậm lương từ 15 ngày trở lên, người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền chậm trả tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động tại thời điểm trả lương.
Như vậy có thể thấy quy định tại Bộ luật Lao động 2019 về lãi suất tính tiền do chậm trả lương cho người lao động chặt chẽ, cụ thể và chi tiết hơn so với quy định tại Bộ luật Lao động 2012.
Vai trò bảo vệ người lao động của Luật sư trong vấn đề tiền lương
Với đội ngũ Luật sư Lao động chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, Công ty Long Phan PMT chúng tôi xin hỗ trợ quý khách hàng trong các công việc liên quan vấn đề tiền lương như sau:
- Tư vấn quy định của pháp luật về tiền lương
- Tư vấn về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong quan hệ lao động
- Soạn thảo đơn kiến nghị, đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp trong lao động
- Đại diện theo ủy quyền trong hòa giải, thương lượng với người sử dụng lao động về tiền lương
- Đại diện theo ủy quyền trong tranh chấp lao động tại Tòa án
Trên đây là bài viết của chúng tôi về quy định mới về lãi suất tính tiền do chậm trả lương cho người lao động. Nếu còn có thắc mắc về những quy định mới này hoặc cần LUẬT SƯ LAO ĐỘNG tư vấn, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG miễn phí và được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.