Các trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư. Trình tự, thủ tục

Các trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư là việc nhà đầu tư dừng thực hiện dự án đầu tư trong thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật. Việc ngừng hoạt động đầu tư phải được thực hiện theo đúng quy định pháp luật và nhà đầu tư phải thông báo cho các bên liên quan. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về các trường hợp ngừng hoạt động dự án đầu tư cũng như hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện.

Trường hợp ngừng hoạt động dự án đầu tư

Trường hợp ngừng hoạt động dự án đầu tư

Điều kiện ngừng hoạt động dự án đầu tư

Căn cứ vào khoản 1 Điều 56 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định: Dự án đầu tư ngừng hoạt động trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 47 của Luật Đầu tư 2020.Tại khoản 2 Điều 56 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện ngừng hoạt động dự án đầu tư như sau:

  • Tổng thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư không quá 12 tháng.
  • Trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết có hiệu lực của trọng tài hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư thì thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư được xác định theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết trọng tài hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư.
  • Trường hợp các văn bản này không xác định thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì tổng thời gian ngừng không quá thời gian quy định tại khoản này.

Các trường hợp ngừng hoạt động dự án đầu tư

Theo Điều 47 Luật Đầu tư 2020 quy định ngừng hoạt động của dự án đầu tư như sau:

Thứ nhất, Nhà đầu tư ngừng hoạt động của dự án đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư vì lý do bất khả kháng thì nhà đầu tư được Nhà nước miễn tiền thuê đất, giảm tiền sử dụng đất trong thời gian ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.

Thứ hai, Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:

  • Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật Di sản văn hóa;
  • Để khắc phục vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường;
  • Để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động;
  • Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài;
  • Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.

Thứ ba, Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng, ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp việc thực hiện dự án đầu tư gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Như vậy, nếu thuộc các trường hợp nêu trên, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư.

Thủ tục ngừng hoạt động dự án đầu tư

Thủ tục ngừng hoạt động dự án đầu tư

Trình tự, thủ tục ngừng hoạt động dự án đầu tư

Trường hợp tự quyết định ngừng hoạt động dự án đầu tư

Cơ quan đăng ký đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận thông báo ngừng hoạt động dự án đầu tư từ nhà đầu tư.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Đầu tư 2020 quy định: Nhà đầu tư ngừng hoạt động của dự án đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư vì lý do bất khả kháng thì nhà đầu tư được Nhà nước miễn tiền thuê đất, giảm tiền sử dụng đất trong thời gian ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.

Theo đó, tại điểm a khoản 3 Điều 56 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục ngừng hoạt động của dự án đầu tư như sau:

Bước 1: Nhà đầu tư ra quyết định ngừng hoạt động dự án đầu tư.

Bước 2: Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền: Nhà đầu tư gửi thông báo cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định.

Khi đó, cơ quan đăng ký đầu tư sau khi tiếp nhận thông báo sẽ thực hiện các bước sau:

  • Xác nhận tính hợp lệ của thông báo và hồ sơ kèm theo.
  • Thông báo việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan như cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan thuế, cơ quan hải quan, v.v.
  • Lưu trữ hồ sơ thông báo ngừng hoạt động dự án đầu tư.

Bước 3: Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và thông báo việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan.

Việc thông báo ngừng hoạt động dự án đầu tư giúp đảm bảo tính minh bạch, công khai và tuân thủ pháp luật của hoạt động đầu tư.

Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoạt động dự án đầu tư

Căn cứ theo khoản 2 Điều 47 của Luật Đầu tư 2020 quy định cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì cơ quan đó căn cứ ý kiến của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các trường hợp để quyết định ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư và thông báo cho các cơ quan liên quan và nhà đầu tư.

Quy trình quyết định ngừng hoạt động dự án đầu tư được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 56 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:

Bước 1: Lập biên bản

Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền về các lĩnh vực quy định tại điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều 47 Luật Đầu tư 2020 sẽ lập biên bản trước khi quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư.

Bước 2: Căn cứ vào bản án, quyết định của tòa án hoặc phán quyết của trọng tài

Nếu việc ngừng hoạt động dự án đầu tư được thực hiện theo bản án, quyết định của tòa án hoặc phán quyết của trọng tài, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư sẽ căn cứ vào bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc phán quyết có hiệu lực pháp luật của trọng tài để quyết định ngừng toàn bộ hoặc một phần hoạt động của dự án đầu tư.

Bước 3: Thông báo

Sau khi quyết định ngừng hoạt động dự án đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư sẽ thông báo cho các cơ quan liên quan và nhà đầu tư.

Đối với việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết của trọng tài, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư căn cứ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án, phán quyết có hiệu lực pháp luật của trọng tài để quyết định ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần của dự án đầu tư.

>>> xem thêm: Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư và một số điểm cần lưu ý

Dự án đầu tư gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh

Căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 56 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định:

Bước 1: Đối với dự án đầu tư gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thông báo gồm các nội dung sau:

  • Nhà đầu tư thực hiện dự án;
  • Mục tiêu, địa điểm, nội dung dự án, quá trình thực hiện dự án;
  • Đánh giá tác động hoặc nguy cơ ảnh hưởng của dự án đối với quốc phòng, an ninh quốc gia;
  • Kiến nghị về việc ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư.

Bước 2: Căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư.

Luật sư hướng dẫn trình tự, thủ tục ngừng hoạt động dự án đầu tư

Luật sư có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn trình tự và thủ tục ngừng hoạt động dự án đầu tư. Việc này giúp bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật, đồng thời tạo điều kiện cho quá trình diễn ra một cách minh bạch, công bằng và giảm thiểu rủi ro pháp lý. Sau đây là một số thủ tục luật sư thực hiện:

  • Xác định lý do, điều kiện để ngừng hoạt động dự án đầu tư.
  • Thông báo cho các bên liên quan.
  • Hỗ trợ và soạn thảo hồ sơ để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc nhà đầu tư quyết định ngừng hoạt động đầu tư
  • Thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết khi bị ngừng hoạt động dự án đầu tư.
  • Hướng dẫn nhà đầu tư phương án xử lý các vấn đề tài chính và hợp đồng lao động.
  • Tư vấn phương án cho nhà đầu tư khi bị buộc ngừng hoạt động của dự án đầu tư
  • Theo dõi và đánh giá tình hình ngừng hoạt động.

Cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá dự án đầu tư

Cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá dự án đầu tư

Ngừng hoạt động dự án đầu tư giúp giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư.Tuy nhiên không phải mọi trường hợp nhà đầu tư đều đồng ý với việc ngừng hoạt động đầu tư, do đó các nhà đầu tư phải nắm rõ quy định về việc ngừng hoạt động đầu tư. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì hoặc cần sử dụng Dịch vụ luật sư pháp lý dự án đầu tư xin vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900.63.63.87 để được giải đáp kịp thời, hiệu quả. Xin cảm ơn!

Các bài viết liên quan đến chủ đề dự án đầu tư mà bạn có thể quan tâm: 

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87