Buộc người khác phải thực hiện trước một phần nghĩa vụ khi yêu cầu tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là kết quả của việc áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định của Tòa án. Với một đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệp, Luật sư dân sự sẽ giúp cho khách hàng hiểu rõ ràng hơn về những biện pháp này.
Buộc người khác phải thực hiện trước một phần nghĩa vụ – áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
>>>Xem thêm:Khi nào được yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự?
Mục Lục
- 1 Các biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc người khác phải thực hiện trước một phần nghĩa vụ
- 1.1 Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
- 1.2 Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng
- 1.3 Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
- 1.4 Buộc người sử dụng lao động tạm ứng các khoản lương, bảo hiểm, chi phí, trợ cấp theo quy định của pháp luật cho người lao động
- 1.5 Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định
- 2 Căn cứ để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc người khác phải thực hiện trước một phần nghĩa vụ
- 3 Thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc người khác phải thực hiện trước một phần nghĩa vụ
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc người khác phải thực hiện trước một phần nghĩa vụ
Những biện pháp khẩn cấp buộc người khác phải thực hiện trước một phần nghĩa vụ được coi là một công cụ mà các bên đương sự sử dụng để bảo vệ các quyền và lợi ích của mình. Dù các biện pháp này chỉ mang tính chất tạm thời trong thời gian giải quyết vụ việc, nhưng việc áp dụng biện pháp này vẫn có khả năng gây bất lợi cho bên bị áp dụng hoặc bên thứ ba cũng như tạo ra sự cân bằng quyền lợi giữa các bên.
Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
Theo Điều 115 BLTTDS 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời “giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục” được áp dụng cho các chủ thể được pháp luật quy định tại Điều Điều 21, Điều 22, Điều 23 BLDS 2015 nếu khi việc giải quyết vụ án có liên quan đến những người này mà họ chưa có người giám hộ. Tuy nhiên, đối với trường hợp người chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người đó.
Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng
Buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Điều 116 BLTTDS 2015. Theo đó, biện pháp sẽ được áp dụng thỏa mãn 03 điều kiện:
- Việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu cấp dưỡng;
- Xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ;
- Nếu không thực hiện trước ngay một phần nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống của người được cấp dưỡng.
Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
Căn cứ Điều 117 BLTTDS 2015 thì biện pháp buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm được áp dụng khi xét thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm.
Buộc người sử dụng lao động tạm ứng các khoản lương, bảo hiểm, chi phí, trợ cấp theo quy định của pháp luật cho người lao động
Theo Điều 118 BLTTDS 2015 thì nếu xét thấy cần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động về tiền lương, tiền bảo hiểm, tiền bồi thường, tiền trợ cấp, chăm sóc sức khỏe theo quy định của pháp luật, thì biện pháp buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động sẽ được áp dụng.
Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định
Theo quy định tại Điều 127 BLTTDS 2015 thì nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Tòa án giải quyết thì sẽ áp dụng biện pháp cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.
Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định
Căn cứ để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc người khác phải thực hiện trước một phần nghĩa vụ
Việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng dựa trên:
- Yêu cầu của các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện thông qua đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được gửi tới Tòa án có thẩm quyền;
- Yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
>>>Xem thêm:
Có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng lúc với đơn khởi kiện hay không?
Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc người khác phải thực hiện trước một phần nghĩa vụ được xem xét, quyết định bởi Thẩm phán phải đảm bảo:
- Quyền và lợi ích liên quan của bên yêu cầu đang bị xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm và yêu cầu này không vượt quá các yêu cầu của tranh chấp giữa các bên;
- Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này phải áp dụng trong bối cảnh, tình huống khẩn cấp, cấp bách;
- Giả thiết về việc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ gây ra thiệt hại lớn hơn đáng kể so với thiệt hại sẽ xảy ra đối với bên bị áp dụng hoặc bên thứ ba là có căn cứ.
Bên cạnh đó, Theo Điều 135 BLTTDS 2015 thì Tòa án cũng có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc người khác phải thực hiện trước một phần nghĩa vụ trong trường hợp đương sự không yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, bao gồm:
- Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục;
- Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm;
- Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
>>>Xem thêm:Thẩm phán không chịu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì làm gì?
Thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc người khác phải thực hiện trước một phần nghĩa vụ
Theo quy định tại Điều 130 Luật Thi hành án dân sự 2008 thì trọng thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chấp hành viên phải áp dụng ngay các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế:
- Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện công việc nhất định, cũng chế thi hành nghĩa vụ không được thực hiện công việc nhất định, cưỡng chế thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định để bảo đảm thi hành quyết định về cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định; giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
- Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án; trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ; buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ để bảo đảm thi hành quyết định về buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm; buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Trong trường hợp người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản ở địa phương khác thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thể xem xét tùy từng trường hợp để ra quyết định ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người đó cư trú hoặc nơi có tài sản tổ chức thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến Buộc người khác phải thực hiện trước một phần nghĩa vụ khi yêu cầu tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quý bạn đọc còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc cần nhận được sự hỗ trợ từ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.