Thẩm phán không chịu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì làm gì? là câu hỏi được đặt ra tương đối phổ biến khi các đương sự tham gia tố tụng dân sự. Rất nhiều trường hợp trong thực tiễn đã xảy ra rằng mặc dù có đủ căn cứ để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhưng Thẩm phán giải quyết việc dân sự không áp dụng làm xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ĐƯƠNG SỰ. Để trả lời câu hỏi, mời Quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Mục Lục
Khái quát về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự
Khái niệm biện pháp khẩn cấp tạm thời
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp tố tụng do Tòa án áp dụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
>>Xem thêm: Khi nào được quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong án dân sự
Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời gồm hai loại chủ thể sau:
- Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015 thuộc về đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện.
- Ngoài ra, theo quy định tại Điều 187 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời còn có các cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước.
Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Dựa trên nguyên tắc về giai đoạn tố tụng và căn cứ vào Điều 112 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì:
- Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định;
- Tại phiên tòa, việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.
Các loại biện pháp khẩn cấp tạm thời
Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 hiện nay quy định có 16 loại biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm:
- Giao người chưa thành, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục;
- Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm;
- Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
- Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.
- Kê biên tài sản đang tranh chấp.
- Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
- Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
- Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác.
- Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.
- Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
- Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.
- Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ.
- Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình.
- Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu.
- Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.
>> Xem thêm: Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tranh chấp doanh nghiệp
Các loại biện pháp khẩn cấp tạm thời
Trường hợp Thẩm phán không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Tùy từng thời điểm mà Tòa án sẽ xem xét áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Cụ thể:
- Trước thời điểm thụ lý vụ án: Trường hợp có đủ căn cứ để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Chánh án Tòa án nơi nhận đơn yêu cầu phân công một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ, Thẩm phán được phân công xem xét đơn yêu cầu ra quyết định trả lại đơn yêu cầu hoặc quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Sau thời điểm thụ lý vụ án và chưa mở phiên tòa: Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án xem xét đơn yêu cầu và sẽ ra quyết định trả lại đơn yêu cầu hoặc yêu cầu người gửi đơn sửa chữa, bổ sung đơn yêu cầu hoặc ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử sẽ xem xét đơn và chứng cứ, hỏi ý kiến của người yêu cầu và người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và tiến hành thảo luận giải quyết tại phòng xử án.
Nếu Thẩm phán không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì làm gì?
Thẩm phán có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước phiên tòa, nếu sau khi xem xét đơn yêu cầu mà không chấp nhận đơn yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu lý do cho người yêu cầu biết.
Khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Thực hiện khiếu nại quyết định khi Thẩm phán không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Khi quyết định không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì quyền khiếu nại được thực hiện như sau:
- Đương sự có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án về việc Thẩm phán không quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Thời hạn khiếu nại là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trả lời của Thẩm phán về việc không ra quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Trước khi đưa vụ án ra xét xử thì thẩm quyền xem xét khiếu nại là Chánh án Tòa án. Sau khi đưa vụ án ra xét xử thì thẩm quyền xem xét khiếu nại thuộc về Hội đồng xét xử.
Nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của bản thân thì việc yêu cầu Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cần có người am hiểu pháp luật để thực hiện trình tự, thủ tục cũng như hồ sơ yêu cầu Tòa án ra quyết định. Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm tại Công ty Luật Long Phan PMT sẽ hỗ trợ Quý khách hàng về các thủ tục yêu cầu Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề Thẩm phán không chịu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì làm gì? Nếu quý bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu gặp trực tiếp Luật sư Dân sự hỗ trợ kịp thời những thắc mắc về thủ tục hoặc cần Tư vấn Luật dân sự đừng ngần ngại hãy gọi cho chúng tôi thông qua hotline 1900.63.63.87. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.