Mẫu đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài là văn bản pháp lý cần thiết để thực thi phán quyết trọng tài tại Việt Nam. Việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam tuân theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quy trình và yêu cầu pháp lý liên quan đến vấn đề này.

Mẫu đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
Theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010, “Phán quyết của trọng tài nước ngoài là phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn.”
Do đó, để phán quyết của trọng tài nước ngoài được thực thi tại Việt Nam, phán quyết đó phải được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Người có yêu cầu xin công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam cần phải nộp đơn yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền.
Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện về nội dung, hình thức và đúng cơ quan có thẩm quyền.
Nội dung đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài
Khoản 1 Điều 452 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định cụ thể các nội dung cần có trong đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành án:
- Thông tin của người được thi hành.
- Thông tin của người phải thi hành.
- Yêu cầu của người được thi hành.
Theo khoản 2 Điều này, đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.

Tài liệu kèm theo đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài
Ngoài đơn yêu cầu, Điều 453 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cũng quy định rõ, người yêu cầu phải gửi kèm giấy tờ, tài liệu được quy định tại Công ước New York 1958 hoặc một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây nếu thuộc trường hợp không có điều ước quốc tế hoặc điều ước quốc tế không quy định:
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực phán quyết của Trọng tài nước ngoài;
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực thỏa thuận trọng tài giữa các bên.
Các giấy tờ, tài liệu này bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.
Tải mẫu đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài
Mẫu đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam phải được thực hiện theo mẫu quy định.
Mẫu đơn này được quy định tại Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP. Quý khách hàng có thể tải mẫu đơn dưới đây:
>> DOWNLOAD: Mẫu số 01-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP).
Nộp yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài ở đâu?
Theo khoản 1 Điều 451 BLTTDS 2015, người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến:
- Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
Hoặc:
- Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên không quy định hoặc không có điều ước quốc tế liên quan để yêu cầu Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết đó.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 31; điểm c khoản 2 Điều 35, điểm b khoản 1 Điều 37, điểm a khoản 3 Điều 38, điểm e khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án cấp tỉnh nơi cá nhân phải thi hành án cư trú hoặc làm việc; nơi cơ quan hoặc tổ chức phải thi hành án có trụ sở; nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài.
Phán quyết của trọng tài thương mại nước ngoài nào được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam?
Phán quyết của Trọng tài nước ngoài sau đây được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phải là các phán quyết thuộc Điều 424 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Luật Trọng tài thương mại 2010, cụ thể như sau:
- Phán quyết của Trọng tài nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài;
- Phán quyết của Trọng tài nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.
- Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành.
- Phán quyết được xác định theo Luật Trọng tài thương mại hiện hành.

Ngoài ra, người có yêu cầu xin công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài cũng phải lưu ý các trường hợp không được Tòa án công nhận quy định tại Điều 459 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Theo đó, nếu có chứng cứ do bên phải thi hành cung cấp cho Tòa án để phản đối yêu cầu công nhận là có căn cứ, hợp pháp và phán quyết trọng tài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Các bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực để ký kết thỏa thuận đó theo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên;
- Thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý theo pháp luật của nước mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo pháp luật của nước nơi phán quyết đã được tuyên, nếu các bên không chọn pháp luật áp dụng cho thỏa thuận đó;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành không được thông báo kịp thời và hợp thức về việc chỉ định Trọng tài viên, về thủ tục giải quyết vụ tranh chấp tại Trọng tài nước ngoài hoặc vì nguyên nhân chính đáng khác mà không thể thực hiện được quyền tố tụng của mình;
- Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được tuyên về một vụ tranh chấp không được các bên yêu cầu giải quyết hoặc vượt quá yêu cầu của các bên ký kết thỏa thuận trọng tài. Trường hợp có thể tách được phần quyết định về vấn đề đã được yêu cầu và phần quyết định về vấn đề không được yêu cầu;
- Thành phần của Trọng tài nước ngoài, thủ tục giải quyết tranh chấp của Trọng tài nước ngoài không phù hợp với thỏa thuận trọng tài hoặc với pháp luật của nước nơi phán quyết của Trọng tài nước ngoài đã được tuyên, nếu thỏa thuận trọng tài không quy định về các vấn đề đó;
- Phán quyết của Trọng tài nước ngoài chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên;
- Phán quyết của Trọng tài nước ngoài bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi phán quyết đã được tuyên hoặc của nước có pháp luật đã được áp dụng hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành.
Ngoài ra Tòa án Việt Nam cũng có thể không công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài nếu xét thấy:
- Phán quyết của Trọng tài nước ngoài nếu vụ tranh chấp không được giải quyết theo thể thức trọng tài theo pháp luật Việt Nam.
- Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thủ tục yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài
Việc yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 tại Chương XXXVII. Theo đó, trình tự thực hiện thủ tục cơ bản như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ yêu cầu đến Bộ Tư pháp hoặc Tòa án cấp tỉnh tùy từng trường hợp.
Người nộp đơn cũng cần lưu ý về thời hạn gửi đơn yêu cầu là 03 năm kể từ ngày phán quyết của Trọng tài nước ngoài có hiệu lực pháp luật.
- Bước 2: Người yêu cầu nộp phí, lệ phí Tòa án
Người yêu cầu phải nộp lệ phí theo thông báo nộp lệ phí từ Tòa án. Tòa án chỉ thụ lý đơn yêu cầu khi nhận được biên lai nộp lệ phí của người yêu cầu. Trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp lệ phí.
Theo Nghị quyết 326/2016/NQ-HĐTP thì lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài là 3.000.000 đồng.
- Bước 3: Thụ lý đơn yêu cầu
Theo khoản 1 Điều 454 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu và tài liệu, Bộ Tư pháp phải chuyển cho Tòa án có thẩm quyền.
Theo Điều 455 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ Tòa án có thẩm quyền xem xét, thụ lý và thông báo bằng văn bản cho người được thi hành, người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ tại Việt Nam.
- Bước 4: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu
Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 02 tháng – 04 tháng kể từ thời điểm ban hành thông báo thụ lý. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án có thể: Yêu cầu người được thi hành giải thích những điểm chưa rõ trong đơn.
Khi đã có đủ căn cứ để xét đơn, Tòa án ban hành quyết định xét đơn yêu cầu.
- Bước 5: Mở phiên họp xét đơn yêu cầu
Phiên họp xét đơn yêu cầu phải được mở trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp.
FAQs liên quan đến Mẫu đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
Dưới đây là các câu hỏi liên quan đến mẫu đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phát quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam:
Tòa án Việt Nam có xem xét lại nội dung bản chất của phán quyết trọng tài nước ngoài không?
Không, Tòa án Việt Nam không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp đã được giải quyết bởi trọng tài nước ngoài. Tòa án chủ yếu xem xét tính hợp pháp và các điều kiện về mặt tố tụng để công nhận và cho thi hành phán quyết, dựa trên các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan.
Bên phải thi hành có quyền phản đối yêu cầu công nhận phán quyết trọng tài nước ngoài như thế nào?
Bên phải thi hành có quyền nộp văn bản trình bày ý kiến phản đối cùng các chứng cứ minh chứng cho Tòa án đang thụ lý đơn yêu cầu. Văn bản này cần nêu rõ các căn cứ không công nhận phán quyết theo quy định tại Điều 459 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Quyết định của Tòa án về việc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài có thể bị kháng cáo, kháng nghị không?
Có, quyết định của Tòa án về việc công nhận hoặc không công nhận phán quyết trọng tài nước ngoài có thể bị các bên kháng cáo, hoặc bị Viện kiểm sát kháng nghị trong thời hạn luật định để Tòa án nhân dân cấp cao xem xét lại theo Điều 461 BLTTDS 2015.
“Nguyên tắc có đi có lại” (reciprocity) trong công nhận phán quyết trọng tài nước ngoài có ý nghĩa như thế nào?
Nguyên tắc có đi có lại hàm ý rằng Tòa án Việt Nam có thể xem xét công nhận phán quyết của trọng tài nước ngoài từ một quốc gia nếu pháp luật của quốc gia đó và thực tiễn xét xử của họ cũng công nhận các phán quyết tương tự của trọng tài Việt Nam, ngay cả khi giữa Việt Nam và quốc gia đó không có điều ước quốc tế cụ thể về vấn đề này.
Phán quyết trọng tài nước ngoài có khả năng được công nhận một phần tại Việt Nam không?
Có, theo điển d khoản 1 Điều 459 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, nếu phán quyết của Trọng tài nước ngoài có phần quyết định về vấn đề không được yêu cầu giải quyết hoặc vượt quá yêu cầu của các bên, và phần đó có thể tách rời được, thì phần quyết định về vấn đề đã được yêu cầu có thể được công nhận và cho thi hành.
Việc công nhận phán quyết từ một quốc gia không phải là thành viên của Công ước New York 1958 được xử lý ra sao?
Đối với phán quyết từ quốc gia không phải là thành viên Công ước New York, việc công nhận sẽ được xem xét dựa trên các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương khác mà Việt Nam là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại theo Điều 424 BLTTDS 2015. Nếu không có các cơ sở này, việc công nhận sẽ rất hạn chế.
Hệ quả pháp lý nếu một bên không chấp hành phán quyết trọng tài nước ngoài đã được công nhận tại Việt Nam là gì?
Khi phán quyết trọng tài nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận và quyết định công nhận có hiệu lực, phán quyết đó sẽ được thi hành như một bản án, quyết định của Tòa án Việt Nam. Bên không chấp hành sẽ phải đối mặt với các biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.
Thời hạn 03 năm để đệ đơn yêu cầu công nhận có trường hợp nào được miễn trừ hoặc gia hạn không?
Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định thời hiệu yêu cầu là 03 năm. Trường hợp người làm đơn chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể gửi đơn đúng thời hạn thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn theo khoản 2 Điều 451 BLTTDS 2015.
Điều gì xảy ra nếu phán quyết trọng tài nước ngoài bị hủy bỏ tại quốc gia gốc sau khi đã được công nhận tại Việt Nam?
Nếu phán quyết trọng tài nước ngoài bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi phán quyết được tuyên hoặc của nước có pháp luật đã được áp dụng hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành, đây là một căn cứ để Tòa án Việt Nam từ chối công nhận theo điểm g khoản 1 Điều 459 BLTTDS 2015. Nếu quyết định công nhận đã được ban hành, bên phải thi hành có thể yêu cầu Tòa án xem xét lại hoặc hủy quyết định công nhận đó.
Trong trường hợp tài sản của bên phải thi hành án nằm rải rác ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau tại Việt Nam, Tòa án nào sẽ có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu?
Người được thi hành có thể lựa chọn nộp đơn tại Tòa án cấp tỉnh nơi cá nhân phải thi hành án cư trú, làm việc; nơi tổ chức phải thi hành án có trụ sở; hoặc nơi có bất kỳ tài sản nào liên quan đến việc thi hành. Sau khi có quyết định công nhận, việc thi hành án đối với các tài sản ở nhiều địa điểm sẽ được cơ quan thi hành án dân sự phối hợp thực hiện.
Tư vấn, soạn thảo đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
Luật Long Phan PMT cung cấp, liên quan đến tư vấn, soạn thảo đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam:
- Dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên sâu
- Tư vấn điều kiện công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và Công ước New York 1958.
- Phân tích khả năng được công nhận và thi hành phán quyết cụ thể.
- Tư vấn xác định thẩm quyền Tòa án có thẩm quyền tại Việt Nam.
- Tư vấn rủi ro pháp lý và chiến lược xử lý tranh chấp.
- Dịch vụ soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ
- Soạn thảo đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài theo đúng Mẫu số 01-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP.
- Rà soát, hiệu đính và hỗ trợ hợp pháp hóa lãnh sự các tài liệu đi kèm như:
- Bản sao phán quyết trọng tài;
- Thỏa thuận trọng tài.
- Tư vấn, hướng dẫn dịch thuật tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt công chứng hợp lệ.
- Dịch vụ đại diện và làm việc với Tòa án
- Thay mặt khách hàng nộp đơn yêu cầu tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
- Tham gia các buổi làm việc, hòa giải hoặc phiên họp theo yêu cầu của Tòa án.
- Làm việc với cơ quan thi hành án dân sự nếu phán quyết được công nhận và thi hành.
Kết luận
Việc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam không cần phải tuân thủ thủ tục tại Tòa án Việt Nam. Dù là bên yêu cầu hay bên bị yêu cầu, việc lựa chọn một đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, am hiểu pháp lý yếu tố then chốt để đảm bảo quyền lợi được thực thi đầy đủ và đúng pháp luật. Nếu Quý khách cần hứa dẫn soạn đơn yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết trọng tài tại Việt Nam hoặc sử dụng dịch vụ luật sư dân sự, liên hệ Luật Long Phan PMT qua 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.
Tags: Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Phán quyết trọng tài nước ngoài, thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài, Thủ tục công nhận phán quyết trọng tài nước ngoài, Yêu cầu công nhận phán quyết trọng tài
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.