Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn tạm thời trong tranh chấp doanh nghiệp


Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tranh chấp doanh nghiệp là một trong các biện pháp hữu hiệu để giữ nguyên hiện trạng, góp phần bảo vệ tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ các bên trong tranh chấp. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc các bước tiến hành yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

bien phap khan cap tam thoi theo quy dinh cua blttds
Biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm bảo toàn tình trạng hiện có

Biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm bảo toàn tình trạng hiện có

Các trường hợp được yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Căn cứ theo Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015), người có yêu cầu có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) nhằm các mục đích:

  • Tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự,
  • Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản,
  • Thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ,
  • Bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được,
  • Đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án
  • Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Trường hợp này cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền nộp kèm đơn khởi kiện cho Tòa án.

Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng BPKCTT trong trường hợp quy định tại Điều 135 của Bộ luật này.

Cơ sở pháp lý:

  • Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
  • Điều 66 Luật Tố tụng hành chính 2015.

Hướng dẫn viết Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Huong dan soan doan yeu cau adbpkctt
Đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT

Theo khoản 1 Điều 133 BLTTDS 2015, nội dung đơn gồm:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
  • Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Tùy theo yêu cầu áp dụng BPKCTT mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

Lưu ý:

Trong thủ tục tố tụng hành chính, tại phần tóm tắt bao gồm:

  • Tóm tắt nội dung quyết định hành chính;
  • Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc hành vi hành chính bị khởi kiện (điểm d khoản 2 Điều 73 Luật TTHC 2015).

Có thể bạn quan tâm: Tải mẫu đơn yêu cầu tại đây.

Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Hiện nay, chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền áp dụng, thay đổi và hủy bỏ BPKCTT.

Nếu có yêu cầu trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng do một Thẩm phán xem xét, quyết định (khoản 1 Điều 112 BLTTDS 2015, khoản 1 Điều 67 Luật TTHC 2015)

Nếu có yêu cầu tại phiên tòa, thẩm quyền thuộc về Hội đồng xét xử. (khoản 2 Điều 112, khoản 2 Điều 67 Luật TTHC 2015)


Biện pháp bảo đảm khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

cong ty can co chung thu bao lanh
Trong một số trường hợp, cần nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh

Người yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT (tại khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114 Bộ luật này) phải:

  • Nộp cho Tòa án các chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, hoặc
  • Gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng.

Mục đích của việc này là nhằm bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu.

Đối với trường hợp khẩn cấp tại khoản 2 Điều 111: Thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại khoản này không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu.

Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá phải được gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời hạn do Tòa án ấn định. (khoản 2 Điều 136).

Trong thủ tục tố tụng hành chính: người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm (khoản 3 Điều 66 Luật TTHC 2015).

Trách nhiệm bồi thường khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Nếu yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp này hoặc người thứ ba, người yêu cầu có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. (khoản 1 Điều 113 BLTTDS 2015)

Tòa án nếu áp dụng không đúng gây thiệt hại cho người bị áp dụng BPKCTT hoặc người thứ ba thì có trách nhiệm bồi thường tổn thất trong các trường hợp sau:

  • Tòa án tự mình áp dụng BPKCTT;
  • Tòa án áp dụng BPKCTT khác với BPKCTT mà cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu;
  • Tòa án áp dụng BPKCTT vượt quá yêu cầu áp dụng BPKCTT của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  • Tòa án áp dụng BPKCTT không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng BPKCTT mà không có lý do chính đáng.

Cơ sở pháp lý:

  • Khoản 2 Điều 113 BLTTDS 2015
  • Điều 72 Luật TTHC 2015.

Việc bồi thường thực hiện theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước. (khoản 3 Điều 113).

Khi cho rằng Tòa án có hành vi xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của mình, Quý khách có thể khiếu nại quyết định áp dụng BPKCTT.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn làm đơn khiếu nại về việc áp dụng BPKCTT

Dịch vụ luật sư thực hiện thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Tại công ty chúng tôi, lĩnh vực tranh tụng tại Tòa án là một trong những mảng dịch vụ được khách hàng quan tâm. Bên cạnh việc tư vấn về thủ tục pháp lý và cung cấp các biểu mẫu, đơn từ, đội ngũ luật sư còn:

  • Thực hiện các công việc thay cho khách hàng, với mức phí hợp lý.
  • Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu đính kèm;
  • Trực tiếp tham gia với tư cách đại diện theo ủy quyền hoặc người bảo vệ
  • Khiếu nại, tố cáo, v.v các hành vi, quyết định tố tụng khi cơ quan, thẩm phán có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
  • Các công việc khác tùy theo các gói dịch vụ (dịch vụ luật sư tranh tụng, dịch vụ tư vấn trọn gói cho doanh nghiệp, v.v)

Qua bài viết trên, chúng tôi đã trình bày một số quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nếu Quý khách có nhu cầu gặp trực tiếp luật sư, hoặc quan tâm đến các gói dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời.

Scores: 4.81 (36 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87