Hướng xử lý khi người thân là đương sự trong vụ án dân sự chết

Hướng xử lý khi người thân là đương sự trong vụ án dân sự chết là tình huống pháp lý có thể gặp phải khi đang giải quyết vụ án dân sự. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giải quyết vụ án. Hướng xử lý được quy định rõ ràng trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, đặc biệt liên quan đến việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của người đã mất. Việc xác định người thừa kế và các vấn đề liên quan sẽ quyết định việc tiếp tục hay đình chỉ vụ án. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết các hướng xử lý pháp lý khi xảy ra trường hợp này.

Hướng xử lý khi người thân trong vụ án dân sự chết thế nào
Hướng xử lý khi người thân trong vụ án dân sự chết thế nào

Nội Dung Bài Viết

Đương sự chết thì vụ án dân sự có bị đình chỉ giải quyết?

Sự kiện đương sự trong vụ án dân sự đang trong quá trình giải quyết mà chết là có thể xảy ra trên thực tế. Khi đương sự chết thì vụ án dân sự không đương nhiên bị đình chỉ giải quyết. Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 214 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án sẽ ra quyết định TẠM ĐÌNH CHỈ giải quyết vụ án để xác định người có quyền kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của người đó để tham gia tố tụng theo khoản 1 Điều 74 BLTTDS 2015.

Trường hợp không có người kế thừa quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn hoặc bị đơn (không bao gồm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan), khi đó, thì vụ án mới bị đình chỉ giải quyết theo điểm a khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Hướng xử lý khi người thân là đương sự trong vụ án dân sự chết

Khi đương sự trong vụ án dân sự chết, người thân của đương sự cần có những hành động nhất định để đảm bảo quyền lợi của đương sự cũng như quyền thừa kế của mình.

  • Việc đầu tiên cần làm là phải thông báo cho Tòa án đang thụ lý để làm căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo điểm a khoản 1 Điều 214 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
  • Xác định người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng để tham gia vụ án.
  • Người kế thừa tiếp tục tham gia tố tụng giải quyết vụ án. Trong quá trình giải quyết vụ án, người kế thừa có quyền xác định lại các yêu cầu và bị yêu cầu trong vụ án.

Thực hiện nghĩa vụ thông báo cho tòa án đang thụ lý vụ án

Người thân của đương sự cần liên hệ thẩm phán phụ trách, thư ký phụ trách hoặc cán bộ tiếp nhận đơn tại bộ phận văn phòng của Tòa án để nộp giấy chứng tử. Việc nộp giấy chứng tự có thể nộp trực tiếp (phải có văn bản xác nhận đã nhận đơn) hoặc gửi qua đường bưu điện (có báo phát của bưu điện). Khi nhận được giấy chứng tử của người đang tham gia tố tụng Tòa án sẽ ban hành quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án để xác định lại tư cách tố tụng của đương sự tham gia vụ án theo điểm a khoản 1 Điều 214 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Xác định người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng để tham gia vụ án

Việc xác định người sẽ tiếp nhận quyền và nghĩa vụ tố tụng khi một đương sự không thể tiếp tục tham gia vụ án dân sự là một thủ tục pháp lý quan trọng. Việc xác định này được dựa theo quy định về thừa kế tại Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó:

  • Theo Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015, quyền và nghĩa vụ tài sản của người chết sẽ được chuyển giao cho người thừa kế. Do đó, nếu đương sự qua đời:
    • Trường hợp có di chúc và di chúc là hợp pháp thì người được hưởng thừa kế theo di chúc sẽ kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng. Ngoài ra, người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có tư cách kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của người mất mặc dù có di chúc.
    • Trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì xác định người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng là người thừa kế theo pháp luật theo hàng thừa kế.
  • Sau khi xác định được người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng, người kế thừa cần chuẩn bị các tài liệu chứng minh tư cách kế thừa này. Tòa án xem xét và ra quyết định đưa người kế thừa vào tham gia tố tụng và tiếp tục giải quyết theo quy định pháp luật.
  • Trong một số trường hợp, nếu quyền và nghĩa vụ không thể chuyển giao, đặc biệt là quyền về nhân thân (ví dụ: quyền ly hôn), vụ án có thể bị đình chỉ theo Điều 217 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Người kế thừa quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự
Người kế thừa quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự

Xác định lại các yêu cầu và bị yêu cầu của người thân trong vụ án dân sự

Sau khi đã chứng minh được tư cách tham gia tố tụng và đã được tòa án triệu tập tham gia vụ án, người kế thừa quyền và nghĩa vụ phải thực hiện các công việc sau đây:

  • Xác định yêu cầu khởi kiện hoặc yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập (tùy theo tư cách tố tụng);
  • Xác định yêu cầu của các đương sự khác liên quan nghĩa vụ được kế thừa;
  • Xác định các nghĩa vụ phải thực hiện, buộc phải thực hiện (ví dụ như: bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời);
  • Trình bày ý kiến bằng văn bản (bản tường trình, bản tự khai) liên quan đến nội dung tranh chấp gửi Tòa án;
  • Thay đổi các yêu cầu của người thân đã chết khi xét thấy nội dung trước đó chưa phù hợp, chưa đầy đủ. Việc thay đổi phải tuân thủ quy định về hình thức, nội dung và phải có cơ sở chứng minh cho yêu cầu.

Tham gia các giai đoạn giải quyết vụ án theo quy định

Tùy vào diễn biến thực tế của vụ án, người kế thừa quyền và nghĩa vụ được thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Tùy từng giai đoạn, người kế thừa, hiện tại là đương sự sau khi xác định được tư cách tham gia tố tụng sẽ thực hiện các quyền theo quy định.

  • Sao chụp hồ sơ, tài liệu;
  • Nộp tài liệu, chứng cứ (nếu chưa nộp đầy đủ).
  • Tham gia phiên hòa giải; phiên họp kiểm tra việc tiếp cận công khai chứng cứ (Điều 209 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015);
  • Tham gia các buổi xem xét thẩm định tại chỗ, thẩm định giá, đo vẽ (Điều 104 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015);
  • Tham gia phiên tòa sơ thẩm, trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa;
  • Thực hiện quyền kháng cáo nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm;
  • Tham gia phiên tòa phúc thẩm, trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa.
  • Quyền khác theo luật định.
Thủ tục bổ sung người tố tụng tại Tòa án
Thủ tục bổ sung người tố tụng tại Tòa án

Hỏi – Đáp về hướng xử lý khi người thân là đương sự trong vụ án dân sự chết

Dưới đây là tổng hợp những hỏi đáp xoay quanh về hướng xử lý khi có người thân là đương sự trong vụ án dân sự chết.

Thời hạn để người thân thông báo cho Tòa án về việc đương sự qua đời là bao lâu?

Pháp luật hiện hành không quy định một thời hạn cụ thể bắt buộc người thân phải thông báo. Tuy nhiên, việc thông báo sớm nhất có thể (kèm theo giấy chứng tử hoặc tài liệu tương đương) là cần thiết để Tòa án kịp thời ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án và tiến hành các thủ tục xác định người kế thừa, tránh kéo dài vụ án một cách không cần thiết. Đặc biệt, đối với trường hợp đương sự mất là nguyên đơn, nếu Tòa án không biết được thông tin đương sự đã mất và triệu tập đương sự hai lần hợp lệ nhưng vắng mặt thì vụ án có thể bị đình chỉ giải quyết theo điểm c khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015. Khi đó, quyền lợi của đương sự và những người thừa kế có thể bị ảnh hưởng.

Người thừa kế có bắt buộc phải tham gia vào vụ án dân sự không? Nếu họ từ chối thì sao?

Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản theo Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015. Nếu người thừa kế từ chối nhận di sản thì họ cũng không kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng liên quan đến phần tài sản đó.

  • Nếu nguyên đơn chết mà người thừa kế từ chối tham gia tố tụng hoặc không có người thừa kế, Tòa án có thể đình chỉ giải quyết vụ án theo điểm a khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015.
  • Nếu bị đơn chết mà người thừa kế từ chối tham gia hoặc không có người thừa kế, Tòa án vẫn có thể tiếp tục giải quyết vụ án nếu quyền và nghĩa vụ của bị đơn không gắn liền với nhân thân và có thể chuyển giao. Tuy nhiên, việc này sẽ phức tạp và tùy thuộc vào bản chất tranh chấp.

Ai sẽ chịu án phí, chi phí tố tụng mà đương sự đã chết phải nộp trước đó?

Các nghĩa vụ tài sản, bao gồm cả án phí và chi phí tố tụng mà đương sự đã chết phải nộp, sẽ được thanh toán từ di sản của người đó theo quy định tại Điều 615 và Điều 658 Bộ luật Dân sự 2015. Người thừa kế sẽ thực hiện nghĩa vụ này trong phạm vi di sản được hưởng.

Việc xử lý có khác nhau không nếu người qua đời là nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan?

Có sự khác biệt:

  • Nguyên đơn/Bị đơn chết: Nếu quyền, nghĩa vụ của họ về tài sản được kế thừa thì người thừa kế sẽ tham gia tố tụng. Nếu không có người thừa kế hoặc quyền, nghĩa vụ gắn liền với nhân thân không thể kế thừa (ví dụ: ly hôn) thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án (điểm a khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015).
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chết: Nếu quyền, nghĩa vụ của họ được kế thừa thì người thừa kế tham gia. Nếu không hoặc quyền, nghĩa vụ đó không còn cần thiết cho việc giải quyết vụ án, Tòa án có thể quyết định không cần người kế thừa tham gia hoặc đình chỉ phần liên quan đến họ.

Cần những giấy tờ gì để chứng minh tư cách người thừa kế tham gia tố tụng?

Ngoài giấy chứng tử của đương sự, người thừa kế cần cung cấp:

  • Trường hợp thừa kế theo di chúc: Bản sao di chúc hợp pháp, giấy tờ tùy thân của người thừa kế.
  • Trường hợp thừa kế theo pháp luật: Giấy tờ chứng minh quan hệ với người đã mất (giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về hàng thừa kế), giấy tờ tùy thân của người thừa kế. Tòa án có thể yêu cầu văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc văn bản khai nhận di sản nếu có nhiều người thừa kế.

Trường hợp người thừa kế là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì ai sẽ tham gia tố tụng?

Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên (cha, mẹ, người giám hộ) hoặc của người mất năng lực hành vi dân sự (người giám hộ) sẽ tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ theo quy định tại Điều 69, Điều 73, Điều 85 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Quyền và nghĩa vụ tố tụng của người đã mất có hoàn toàn chuyển giao cho người thừa kế không?

Người thừa kế chỉ kế thừa những quyền và nghĩa vụ tố tụng liên quan đến tài sản hoặc những quyền, nghĩa vụ khác không gắn liền với nhân thân của người đã mất và có thể chuyển giao được. Những quyền, nghĩa vụ gắn liền với nhân thân (ví dụ: quyền yêu cầu ly hôn, quyền yêu cầu cấp dưỡng cho bản thân người đó) sẽ chấm dứt khi người đó chết.

Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong bao lâu để xác định người thừa kế?

Pháp luật không quy định thời hạn cụ thể cho việc tạm đình chỉ trong trường hợp này. Thời gian tạm đình chỉ sẽ phụ thuộc vào việc người thân của đương sự đã chết cung cấp thông tin, tài liệu về người thừa kế và Tòa án tiến hành các thủ tục cần thiết để xác định người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.

Sau khi Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ, nếu không tìm được người thừa kế thì vụ án sẽ được xử lý ra sao?

Nếu sau một thời gian hợp lý kể từ khi tạm đình chỉ mà vẫn không xác định được người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn hoặc bị đơn (và quyền/nghĩa vụ đó có thể được kế thừa), Tòa án có thể ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo điểm a khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Nếu đương sự chết khi vụ án đang ở giai đoạn phúc thẩm thì thủ tục giải quyết có gì khác biệt?

Thủ tục cơ bản vẫn tương tự. Tòa án cấp phúc thẩm sẽ ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm. Sau khi xác định được người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng, họ sẽ tham gia vào quá trình tố tụng phúc thẩm. Quyền kháng cáo của người đã mất (nếu có) cũng có thể được người thừa kế thực hiện hoặc tiếp tục.

Người thừa kế có quyền thay đổi yêu cầu khởi kiện của người đã mất không?

Có, theo điểm đ khoản 1 Điều 71 (đối với nguyên đơn) hoặc điểm e khoản 1 Điều 72 (đối với bị đơn có yêu cầu phản tố) Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng có quyền thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố. Việc thay đổi này phải được thực hiện trong giới hạn pháp luật cho phép và phù hợp với tình tiết vụ án.

Trong trường hợp nào thì quyền, nghĩa vụ của đương sự chết được coi là không thể chuyển giao cho người thừa kế?

Đó là những quyền, nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của người đó, ví dụ:

  • Quyền yêu cầu ly hôn.
  • Quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con (nếu người yêu cầu chết).
  • Nghĩa vụ cấp dưỡng cho một người cụ thể mà chỉ người đó mới thực hiện được.
  • Các quyền về bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm mà không nhằm mục đích bảo vệ lợi ích tài sản.

Trong những trường hợp này, nếu đương sự đó chết, Tòa án thường sẽ đình chỉ giải quyết phần vụ án liên quan đến các yêu cầu này.

Nếu di sản của người chết không đủ để thực hiện nghĩa vụ tài sản trong vụ án thì người thừa kế có phải dùng tài sản riêng để trả không?

Theo Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế chỉ phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại trong phạm vi di sản được hưởng. Nếu di sản không đủ để thanh toán các nghĩa vụ thì người thừa kế không phải dùng tài sản riêng của mình để thực hiện phần còn thiếu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Dịch vụ pháp lý của Luật Long Phan PMT trong xử lý vụ án dân sự khi người thân chết

Luật Long Phan PMT cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp trong xử lý các vụ án dân sự có người thân chết, bao gồm:

  • Tư vấn pháp luật về quyền, nghĩa vụ tố tụng khi người thân chết trong vụ án dân sự.
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ yêu cầu bổ sung tư cách của người tham gia tố tụng.
  • Đại diện khách hàng tham gia tố tụng, bảo vệ quyền lợi của người thừa kế.
  • Hướng dẫn thủ tục tham gia tố tụng cho người thừa kế, xử lý các vấn đề phát sinh.
  • Tư vấn và giải quyết các tranh chấp liên quan đến di sản thừa kế, bồi thường thiệt hại.
  • Theo dõi và cập nhật tiến trình giải quyết vụ án, đảm bảo quyền lợi của Quý khách hàng.

Kết luận

Sự kiện một đương sự không may qua đời trong khi vụ án dân sự đang diễn ra là một tình huống pháp lý phức tạp, đòi hỏi sự cẩn trọng và hiểu biết pháp luật. Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 đã dự liệu và quy định các trình tự, thủ tục cụ thể để xử lý trường hợp này, cốt lõi là việc xác định người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng, nhằm đảm bảo quá trình giải quyết vụ án được tiếp tục một cách khách quan, công bằng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của tất cả các bên liên quan. Để đảm bảo quyền lợi được bảo vệ tốt nhất, việc tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia pháp lý là điều cần thiết. Luật Long Phan PMT sẵn sàng đồng hành cùng Quý khách hàng trong mọi thủ tục pháp lý, đảm bảo quyền lợi được bảo vệ tối đa. Liên hệ ngay hotline 1900636387 để được Luật sư dân sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Tags: , , , , , ,

Lê Ngọc Tuấn

Luật sư Lê Ngọc Tuấn –là một Luật sư dày dặn kinh nghiệm, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai. Với sự hiểu biết sâu rộng và nhiều năm cống hiến trong ngành, ông đã từng đảm nhiệm vai trò pháp lý quan trọng tại nhiều công ty lớn như: Công ty TNHH Dịch vụ - Tư vấn - Đầu tư - Bất động sản Tiến Phát; Công ty TNHH Đầu tư – Xây dựng Du lịch Đại Cát; Công ty Luật TNHH MTV Hải Châu; Công ty Cổ phần Thẩm định giá và Tư vấn đầu tư Việt – Nhật, ... Và hiện đang là Luật sư Cộng sự tại Công ty Luật TNHH MTV Long Phan PMT. Chuyên môn của Luật sư Lê Ngọc Tuấn tập trung vào các lĩnh vực tư vấn pháp lý, thẩm định giá, đất đai và bất động sản. Với phong cách làm việc chuyên nghiệp và tâm huyết, ông đã hỗ trợ nhiều cá nhân và doanh nghiệp giải quyết các thủ tục pháp lý phức tạp, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản. Chính khả năng xử lý tình huống linh hoạt và am hiểu về quy định pháp luật đã giúp ông mang lại sự an tâm và lợi ích tối đa cho khách hàng. Suốt quá trình hành nghề, Luật sư Lê Ngọc Tuấn đã xây dựng được uy tín lớn nhờ vào sự tận tâm và cam kết luôn giữ vững đạo đức nghề nghiệp. Ông hoạt động với triết lý làm việc “Tâm sáng - Lòng Trong - Vững chí,” luôn đặt giá trị công minh và chính trực lên hàng đầu. Đây cũng chính là nền tảng giúp ông định hướng rõ ràng trong mọi vụ việc, không ngừng phấn đấu để mang lại dịch vụ pháp lý minh bạch, chất lượng và tận tâm nhất cho từng khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  Miễn Phí: 1900.63.63.87