Thủ tục tuyên bố một người mất tích được thực hiện khi một người biệt tích từ 2 năm trở lên và không có bất kỳ thông tin về người đó còn sống hay đã chết. Khi đó người có quyền lợi liên quan có thể chuẩn bị hồ sơ nộp đến Tòa án để yêu cầu tuyên bố một người mất tích. Qua bài viết này, Long Phan PMT sẽ tư vấn cụ thể thủ tục tuyên bố một người mất tích.

Điều kiện để tuyên bố một người mất tích
Theo khoản 1 Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015, điều kiện để Tòa án tuyên bố một người mất tích là khi người đó phải biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết.
Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng của người đó;
- Nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng;
- Nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
Khi đó, người có quyền và lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố người đó mất tích.
>>> Xem thêm:
Trình tự, thủ tục tuyên bố một người mất tích
Hồ sơ chuẩn bị
Người có quyền lợi liên quan phải chuẩn bị các giấy tờ sau đây khi thực hiện yêu cầu tuyên bố một người mất tích theo quy định Điều 387 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:
- Đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích theo mẫu số 01-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP.
- Tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết
- Chứng cứ chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm;
- Trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó

Thủ tục thực hiện
Bước 1: Người có quyền và lợi ích liên quan nộp đơn yêu cầu cho Tòa án
Căn cứ khoản 3 Điều 27, điểm a khoản 2 Điều 35 và Điều b khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án cấp huyện nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu này.
Bước 2: Thông báo tìm kiếm người mất tích
Theo khoản 1 Điều 388 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích. Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo tìm kiếm lần đầu tiên.
Bước 3: Xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn 4 tháng thông báo thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
- Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích;
- Trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích đó và được chấp nhận thì trong quyết định tuyên bố một người mất tích, Tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định Bộ luật Dân sự.
Bước 4: Ra quyết định tuyên bố một người mất tích khi chấp nhận đơn
Người bị tuyên bố mất tích trở về thì làm sao?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 70 Bộ luật Dân sự 2015 thì trong trường hợp một người đã được Tòa án tuyên bố là mất tích nay lại trở về hoặc người thân có tin tức xác thực là người đó còn sống. Khi đó, Tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ tuyên bố người đó mất tích trước đây dựa theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan.
Hồ sơ chuẩn bị bao gồm:
- Đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích (Mẫu số 01-VDS theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 09/08/2018).
- Giấy tờ nhân thân của người yêu cầu (CMND/CCCD…).
- Quyết định của Tòa án tuyên bố người mất tích trước đây.
- Các tài liệu chứng minh, xác thực người đã bị Tòa án tuyên bố mất tích nay vẫn còn sống.
Quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị tuyên bố mất tích cư trú để ghi chú theo pháp luật về hộ tịch.
>> Xem thêm: Người bị tuyên bố mất tích trở về phải làm gì?
Vai trò của luật sư tư vấn thủ tục tuyên bố một người mất tích
Luật sư có vai trò quan trọng trong việc giúp cá nhân, cơ quan, tổ chức hiểu biết pháp luật và thực hiện đúng pháp luật. Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật dân sự, cụ thể trong vấn đề thủ tục tuyên bố một người mất tích thì luật sư của Long Phan PMT sẽ tư vấn hồ sơ yêu cầu tuyên bố một người mất tích cho khách hàng gồm những giấy tờ như sau:
- Đơn yêu cầu nộp cho Tòa án;
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh người đứng tên yêu cầu là người có quyền yêu cầu;
- Giấy CMND (hộ chiếu); hộ khẩu của các đương sự;
- Chứng cứ chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích;
- Luật sư tư vấn quy định về điều kiện xác định người mất tích và trình tự thực hiện yêu cầu tuyên bố, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.

Tuyên bố một người mất tích được thực hiện theo thủ tục giải quyết yêu cầu dân sự. Đối với giải quyết yêu cầu dân sự pháp luật quy định thủ tục có sự khác biệt giữa một số yêu cầu nhất định, do vậy khi muốn yêu cầu tòa án tuyên bố một người mất tích thì người yêu cầu phải tìm hiểu về hồ sơ cũng như thủ tục giải quyết để có thể thực hiện đúng quy định. Nếu cần tư vấn giải quyết yêu cầu dân sự hãy liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư của Long Phan PMT hỗ trợ.
ANh trai tôi muốn ly hôn vợ, cho em hỏi thủ tục ly hôn đơn phương với người mất tích, vì 6 năm nay vợ anh bỏ nhà đi kg về. vừa qua vợ anh có điên thoại về hỏi mượn sổ hộ khẩu để làm thẻ căn cước, anh trai kêu về để làm thủ tục ly hôn, chị ấy kg nói gì và kg liên lạc đươc nữa. Giờ anh trai em muốn ly hôn thì thủ tục sao ạ?
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Gia đình tôi muốn làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng trong những người đồng thừa kế, là chị tôi đã mất tích vào năm 1979 cho đến nay không có liên lạc hay tin tức gì, xin nhờ luật sư tư vấn bây giờ gia đình tôi phải làm sao để có giấy chứng tử của chị ấy để có thể làm hợp thức hóa nhà đất được ạ, xin chân thành cảm ơn luật sư!