Nghĩa vụ dân sự của người bị tuyên mất tích

Mất tích là việc một người vắng mặt liên tục và trong thời gian dài mà không ai biết tung tích cũng như không có bất cứ thông tin nào để xác định người đó còn sống hay đã chết. Việc mất tích thường diễn ra đột ngột dẫn theo đó là các quyền và nghĩa vụ của họ bị bỏ trống dẫn đến xảy ra các tranh chấp giữa các bên liên quan. Vậy nghĩa vụ dân sự của người bị tuyên mất tích được pháp luật quy định như thế nào?. Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề này.

Các biện pháp tìm kiếm theo pháp luật

Các biện pháp tìm kiếm theo pháp luật

Khi nào một người bị tuyên bố mất tích

Căn cứ quy định tại Điều 68 Bộ luật Dân sự (BLDS 2015), khi một người biệt tích trong thời gian 2 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật nhưng vẫn không có tin tức xác thực về thông tin người đó còn sống hay đã hết thì theo yêu cầu của người có quyền lợi ích liên quan Tòa án có thể sẽ tuyên người mất tích.

Thời hạn 2 năm biệt tích được tính từ ngày có được tin tức cuối cùng của người đó, thời hạn này phải được hiểu là liên tục không có ngắt quãng hoặc cộng dồn thời gian giữa những lần biệt tích.

Trường hợp không xác định được ngày cuối cùng có tin tức thì thời hạn biệt tích được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng.

Trường hợp không xác định được ngày cũng như là tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn biệt tích sẽ được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

>> Xem thêm: Thủ tục tuyên bố một người mất tích như thế nào?

Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người mất tích

Khi Tòa ra quyết định tuyên bố một người mất tích thì tư cách chủ thể của người đó bị tạm dừng và có hiệu lực trở lại khi người đó trở về.

Quan hệ nhân của người tuyên bố mất tích cũng tạm dừng. Quan hệ vợ chồng cũng có thể bị chấm dứng nếu vợ hoặc chồng của người mất tích yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn (Khoản 2 Điều 68 BLDS 2015).

Về tài sản thì theo Điều 69 BLDS 2015 người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú sẽ tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích. Trường hợp Tòa án giải quyết ly hôn cho người bị tuyên mất tích thì tài sản của người của người mất tích sẽ được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý. Nếu không có những người nêu trên thì giao cho người thân thích quản lý và Tòa sẽ chỉ định người quản lý nếu người mất tích cũng không có người thân thích.

>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn khi một bên mất tích

Người chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự cho người mất tích.

Khi một người bị tuyên bố là mất tích đồng nghĩa với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đó cũng bị tạm dừng. Tuy nhiên nhằm bảo đảm quyền lợi đã cho các bên đã phát sinh quyền và nghĩa vụ với người mất tích pháp luật đã có những quy định về người sẽ thay người mất tích thực hiện các nghĩa vụ còn dang dở. Căn cứ Điều 66 Bộ Luật Dân sự 2015 thì người quản lý tài sản của người mất tích sẽ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản cho người mất tích.

Nghĩa vụ trả nợ cho người mất tích

Nghĩa vụ trả nợ cho người mất tích

Người quản lý tài sản của người mất tích

Như đã nói ở trên người quản lý tài của người mất tích cũng sẽ người thực hiện các nghĩa vụ tài sản giúp cho người mất tích. Việc xác định người quản lý tài sản phải tuân theo tại Điều 69 có nghĩa là giống với xác định người quản lý tài sản cho người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

  • Trường hợp người vắng mặt có ủy quyền quản lý tài sản thì người được ủy quyền tiếp tục quản lý tài sản.
  • Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu còn lại quản lý
  • Đối với tài sản do vợ hoặc chồng quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý, trường hợp vợ hoặc chồng không thể quản lý thì giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý
  • Trường hợp không có ai trong các diện quy định ở trên thì Tòa án chỉ định một trong những người thân thích của người vắng mặt quản lý, nếu không có người vắng mặt thì Tòa án chỉ định một người khác.

>> Xem thêm: Thủ tục chia tài sản của cha đã bỏ nhà đi mất tích

Nghĩa vụ và quyền của người quản lý tài sản

Một người khi được giao quản lý tài sản của người mất tích phải thực hiện các nghĩa vụ được quy định tại Điều 66 BLDS 2015, cụ thể

  • Giữ gìn tài sản của người vắng mặt như tài sản cả mình.
  • Bán ngay tài sản là hoa màu, tài sản khác có nguy cơ hư hỏng.
  • Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác đến hạn thanh toán bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án.
  • Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết
  • Nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Đi kèm với các nghĩa vụ người quản lý tài sản sẽ có được quyền quản lý tài sản; trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn và các khoản tài chính khác của người vắng mặt; được thanh toán chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản cho người vắng mặt.

Người quản lý tài sản

Người quản lý tài sản

Xử lý thế nào khi người mất tích trở về

Khi người mất tích trở về hay có tin tức xác thực là người mất tích vẫn còn sống thì theo yêu cầu của người mất tích hoặc người có quyền lợi ích liên quan Tòa quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó mất tích theo quy định tại Điều 70 BLDS 2015.

Khi người bị tuyên bố mất tích trở về thì sẽ được nhận lại tài sản mà từ người quản lý tài sản sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.

Khi trở về các quan hệ nhân thân của người mất tích được khôi phục. Tuy nhiên đối với quan hệ vợ, chồng thì dù người mất tích có trở về thì quyết định ly hôn vẫn có hiệu lực.

Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Trên đây là một số thông tin về nghĩa vụ dân sự của người bị tuyên mất tích mà công ty muốn gửi đến quý bạn đọc. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc cần được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ liên quan vui lòng liên hệ HOTLINE 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DÂN SỰ hỗ trợ nhanh nhất.

Scores: 4.5 (50 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87