Xử lý tài sản của cha đã bỏ nhà đi mất tích được thực hiện theo pháp luật dân sự. Về mặt pháp lý được xem là mất tích chỉ khi có quyết định của Tòa án về việc tuyên bố người mất tích. Trong trường hợp này vấn đề về tài sản của người cha bị mất tích sẽ được xử lý theo quy định nhằm bảo vệ quyền lợi người liên quan và hơn hết là quyền về tài sản của người bị tuyên bố mất tích. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin pháp lý về việc xử lý tài sản của người cha bị tuyên mất tích như sau.
Mục Lục
Tòa án tuyên bố mất tích khi nào?
Theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015 Tòa án tuyên bố một người mất tích trong trường hợp:
- Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết;
- Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó;
- Nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiền của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng;
- Nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
- Trường hợp vợ chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình
Xử lý tài sản của người mất tích
Căn cứ Điều 69 Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản của người mất tích không đương nhiên chia cho người khác. Theo quy định pháp luật phần tài sản của người mất tích sẽ được giao cho chủ thể có quyền khác quản lý. Theo đó tùy vào từng trường hợp cụ thể nào tài sản của người mất tích sẽ được quản lý như sau:
- Đối với tài sản đã được người mất tích ủy quyền quản lý thì người được ủy quyền tiếp tục quản lý;
- Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;
- Đối với tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý;
- Nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.
Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý. Nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.
Như vậy, tài sản của người mất tích không được phép chia cho người khác sử dụng cũng như không được phép đem ra làm di sản thừa kế để chia vì bản chất về mặt pháp lý họ chưa được xác định là đã chết thì sẽ không xuất hiện di sản trong trường hợp này.
Quản lý tài sản người mất tích
Thủ tục tuyên bố một người mất tích
Thành phần hồ sơ
- Đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích
- Kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm
- Bản sao quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú (nếu có).
Thủ tục yêu cầu tuyên bố một người mất tích
Bước 1: Người có quyền và lợi ích liên quan nộp đơn yêu cầu cho Tòa án
Căn cứ khoản 3 Điều 27, điểm a khoản 2 Điều 35 và Điều b khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án cấp huyện nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu này.
Bước 2: Thông báo tìm kiếm người mất tích
Theo quy định tại khoản 1 Điều 388 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì rong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.
- Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo tìm kiếm lần đầu tiên.
- Trong thời hạn thông báo, nếu người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.
Bước 3: Xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn 4 tháng thông báo thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
- Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích;
- Trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích đó và được chấp nhận thì trong quyết định tuyên bố một người mất tích, Tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định Bộ luật Dân sự.
Bước 4: Ra quyết định tuyên bố một người mất tích khi chấp nhận đơn
Cơ sở pháp lý: Điều 389 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
>> Xem thêm: Người Nhận Thừa Kế Mất Tích Nhiều Năm Phân Chia Thừa Kế Thế Nào?
Hậu quả pháp lý hủy bỏ yêu cầu tuyên bố mất tích
- Theo các quy định tại (Điều 70 Bộ luật Dân sự 2015), quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án sẽ được hủy bỏ khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, nếu người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có yêu cầu, Tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.
- Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.
- Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Dịch vụ tư vấn pháp lý về quản lý tài sản người bị tuyên bố mất tích
Luật sư có vai trò quan trọng trong việc giúp cá nhân, cơ quan, tổ chức hiểu biết pháp luật và thực hiện đúng pháp luật. Luật sư sẽ tư vấn giải đáp các vấn đề sau cho khách hàng:
- Chứng cứ chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích hai năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm hoặc Quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú;
- Tư vấn quy định về tuyên bố người mất tích
- Tư vấn thủ tục yêu cầu tuyên bố người mất tích
- Tư vấn quy định pháp luật về quản lý tài sản của người mất tích
- Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, thủ tục tuyên bố người mất tích
- Luật sư tư vấn quy định về điều kiện xác định người mất tích và trình tự thực hiện yêu cầu tuyên bố, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.
Bài viết trên đây hướng dẫn thủ tục chia tài sản cha bỏ nhà đi mất tích. Trường hợp quý bạn đọc đang gặp phải vấn đề tương tự như trên, có nhu cầu tư vấn pháp luật dân sự về phân chia tài sản thừa kế, quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 1900.63.63.87 để nhận được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình từ đội ngũ luật sư có uy tín.
Có thể bạn quan tâm
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.