Quy trình buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép được tiến hành theo các trường hợp luật định. Việc tháo dỡ công trình trái phép không chỉ nhằm khôi phục trật tự xây dựng mà còn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cộng đồng và các bên liên quan, tránh những tác động tiêu cực đến môi trường và sự phát triển đô thị. Theo dõi bài viết dưới đây của Long Phan PMT để được hướng dẫn chi tiết.
Mục Lục
Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép là gì?
Buộc tháo dỡ là biện pháp cưỡng chế hành chính nhằm khắc phục hậu quả được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt hành chính khi xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
Căn cứ Điều 30 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, có thể hiểu: Công trình xây dựng trái phép là công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng hoặc xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng.
Các trường hợp cụ thể buộc tháo dỡ công trình xây dựng
Căn cứ điểm c, khoản 15, Điều 16 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP; buộc tháo dỡ công trình trái phép trong các trường hợp cụ thể sau:
- Tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn.
- Tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới.
- Tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng.
- Xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.
- Xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt.
- Xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.
- Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đối với các hành vi vi phạm hành chính trong một số trường hợp.
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thẩm quyền buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 79, khoản 4 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, Uỷ ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. Việc cưỡng chế phải được lập thành văn bản và gửi đến người có công trình bị yêu cầu tháo dỡ.
Quy trình buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép
Căn cứ quy định của khoản 2 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi bổ sung 2020) quy trình buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép:
1. Bước 1. Lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình
- Xây dựng phương án và giải pháp phá dỡ chi tiết, bảo đảm an toàn và phù hợp với tính chất của công trình.
- Trong trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ hoặc cưỡng chế phá dỡ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ban hành quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ theo quy định pháp luật.
2. Bước 2. Thẩm tra và phê duyệt phương án phá dỡ
- Đối với công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn hoặc lợi ích cộng đồng.
- Cơ quan chức năng hoặc tổ chức tư vấn được thuê phải xem xét kỹ lưỡng để bảo đảm giải pháp đưa ra an toàn và khả thi.
3. Bước 3. Chuẩn bị tổ chức thi công phá dỡ
Sau khi được phê duyệt, chủ đầu tư hoặc nhà thầu tiến hành chuẩn bị thi công phá dỡ. Việc chuẩn bị bao gồm:
- Thuê thiết bị, nhân lực.
- Lập kế hoạch bảo đảm an toàn cho con người và công trình lân cận.
4. Bước 4. Tổ chức thi công phá dỡ công trình
- Tiến hành phá dỡ theo đúng phương án, giải pháp đã được phê duyệt.
- Trong quá trình thi công, phải theo dõi, quan trắc công trình để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, bảo đảm an toàn tối đa.
Quy trình buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép
>>>Xem thêm: Bị xử phạt vi phạm hành chính về đất đai cần làm gì?
Luật sư tư vấn thủ tục tháo dỡ công trình xây dựng trái phép
Long Phan PMT tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ luật sư chuyên nghiệp, đáp ứng mọi nhu cầu pháp lý của khách hàng. Chúng tôi sở hữu đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm lĩnh vực xây dựng. Dịch vụ của Chúng tôi gồm:
- Tư vấn các quy định của pháp luật về các trường hợp buộc tháo dỡ công trình xây dựng;
- Tư vấn các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục của biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
- Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến quyết định xử phạt hành chính;
- Tư vấn về thủ tục khiếu nại, tố cáo các hành vi, quyết định xử phạt hành chính vi phạm pháp luật;
- Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ, đơn từ liên quan đến thủ tục hành chính;
- Đại diện theo ủy quyền của khách hàng thực hiện các thủ tục hành chính.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn hợp thức hóa xây nhà không phép, sai phép
Trên đây là bài viết tư vấn của Long Phan PMT về các trường hợp áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép và trình tự, thủ tục, thẩm quyền áp dụng của biện pháp này. Quý khách hàng cần nắm vững quy định về xây dựng để tránh bị xử phạt. Nếu bạn đọc có thắc mắc về các vấn đề liên quan đến việc xử phạt hành chính hoặc các thủ tục hành chính khác, hãy liên hệ ngay số hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn luật hành chính nhanh chóng và kịp thời. Xin cảm ơn.
A tôi có ra đât gò xây dựng xung quanh đất gò kiên cố đỏ mong xay gach 6 lô cao 1m5 nung chính quyen lên lap biên bản kiem tra và đình chỉ xay dung và thao dõ nhung a tôi ko chịu thao dõ còn tiêp tục xay và còn có nói nhieu lời xuc pham tô cong tac. Sau đo tổ cong tac có cử luc luọng thao dỡ ngay. Ngay cho hỏi a to cong tác thao dõ vay đúng hay sai can cứ vao đâu.
Căn cứ Điều 30 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012: Công trình xây dựng trái phép là công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng hoặc xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng. Nếu việc có cơ sở xác định anh của chị xây dựng công trình trái phép thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định đình chỉ và buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.
Căn cứ Khoản 4, Điều 70 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, thẩm quyền buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép thuộc về:
• Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng và Thanh tra Bộ Xây dựng;
• Chánh thanh tra Sở Xây dựng, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng;
• Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh.
Nếu tổ chức, cá nhân không tự nguyện tháo dỡ công trình xây dựng trái phép trong thời hạn trên; người có thẩm quyền sẽ ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định vi phạm hành chính.
Gửi ngay quyết định cưỡng chế cho cá nhân, tổ chức vi phạm và các cá nhân, tổ chức liên quan (ở đây là Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi tiến hành việc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép)
Như vậy, người xuống nhà bạn lập biên bản tháo dỡ công trình phải là những người theo quy định trên, nếu không phải những người đó ra quyết định thì việc lập biên bản tháo dỡ công trình xây dựng là trái pháp luật.
Do anh của chị không tự nguyện tháo dỡ công trình nên cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính. Quyết định này phải được gửi cho anh của chị. Nếu anh của chị không nhận được quyết định này thì hành vi tháo dỡ công trình xây dựng trên là trái quy định pháp luật.