Mẫu đơn từ chối nhận di sản thừa kế giúp cho một cá nhân, tổ chức từ bỏ quyền nhận thừa kế của mình. Đây là mẫu đơn bắt buộc phải có nếu muốn từ bỏ quyền nhận di sản thừa kế của mình. Vậy khi nào lập đơn từ chối, nội dung đơn từ chối và cần chú ý những gì khi lập mẫu đơn này, bài viết của chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể những vấn đề này.
Mục Lục
Nội dung đơn từ chối nhận di sản thừa kế
Căn cứ theo Điều 620 Bộ luật dân sự 2015, người thừa kế di sản CÓ QUYỀN được từ chối di sản thừa kế. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
Nội dung đơn từ chối nhận di sản thừa kế:
- Ngày viết đơn;
- Nơi viết đơn: nhà, cơ quan, văn phòng công chứng…;
- Thông tin của người từ chối nhận di sản thừa kế;
- Hình thức thừa kế: theo di chúc hoặc theo pháp luật;
- Thông tin của người để lại di sản thừa kế;
- Thông tin về di sản muốn từ chối: đất đai, nhà cửa, tiền…;
- Cam kết tự nguyện từ chối nhận di sản và đảm bảo thông tin khai chính xác;
- Cuối đơn ký và ghi rõ họ tên người làm đơn.
Những lưu ý khi viết mẫu đơn từ chối nhận di sản thừa kế
Đơn từ chối nhận di sản là đơn quan trọng vì đây là bằng chứng nếu có tranh chấp liên quan tới thừa kế xảy ra. Theo Điều 620 Bộ luật dân sự 2015, đơn từ chối nhận di sản thừa kế có những lưu ý sau:
- Thông tin khai trong đơn phải chính xác, nhất là các thông tin liên quan tới người để lại di sản và di sản thừa kế. Nhưng nếu di sản thừa kế là đất đai thì phải xác định rõ diện tích đất mình được thừa kế, số thửa đất, tờ bản đồ, địa chỉ mảnh đất, hình thức, mục đích, thời hạn và nguồn gốc sử dụng đất.
- Đơn phải được lập trên cơ sở tự nguyện, người lập đơn viết đơn trong tình trạng minh mẫn, tỉnh táo và không viết đơn nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
- Đây là văn bản không cần công chứng, chứng thực theo Điều 620 Bộ luật dân sự 2015 nhưng để bảo đảm quyền lợi của mình, người viết đơn có thể đưa đơn ra Ủy ban nhân dân hoặc các văn phòng công chứng để thực hiện công chứng, chứng thực đơn.
- Trong đơn ghi rõ ngày, tháng lập đơn và đảm bảo việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện TRƯỚC thời điểm phân chia di sản.
Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế
Để tiến hành từ chối nhận di sản thừa kế, người làm đơn chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Đơn từ chối nhận di sản;
- Văn bản kê khai đối tượng được hưởng thừa kế di sản cơ xác nhận của ubnd xã phường;
- Bản sao có chứng thực giấy chứng tử của người để lại di sản;
- Giấy khai sinh của người làm đơn để xác định mối quan hệ phát sinh quyền thừa kế giữa người làm đơn và người để lại di sản (con cái) hoặc giấy đăng ký kết hôn (vợ chồng);
- Giấy tờ chứng minh di sản được thừa kế: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản…;
- Di chúc (nếu có).
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ thì người từ chối nhận di sản tiến hành đem hồ sơ ra các văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân để tiến hành công chứng đơn từ chối nhận di sản. Bên cạnh đó, người từ chối nhận di sản phải thông báo cho các người thừa kế khác và hoàn thành thủ tục từ chối trước khi phân chia thừa kế.
Tham khảo thêm thủ tục khai nhận di sản thừa kế qua bài viết: Thủ tục khai di sản thừa kế theo di chúc theo pháp luật
Mẫu đơn từ chối nhận di sản thừa kế phải được soạn thảo theo đúng quy định để có hiệu lực pháp lý. Trên đây là bài viết hướng dẫn viết đơn từ chối nhận di sản thừa kế của chúng tôi. Để có thể được tư vấn các vấn đề liên quan tới thừa kế hoặc các mẫu đơn, thủ tục khởi kiện, giải quyết tranh chấp thừa kế, quý bạn đọc vui lòng lòng liên hệ tới Luật Long Phan qua hotline 1900636387 của chúng tôi để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Mẫu tờ khai tường trình quan hệ nhân thân
- Mẫu đơn yêu cầu hủy văn bản công chứng khai di sản thừa kế
- Mẫu văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc
- Mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.