Xử phạt khi không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

Xử phạt khi không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại trong trường hợp phải đăng ký theo quy định của pháp luật về thương mại. Đây là chế tài được đặt ra nhằm giúp nhà nước quản lý, duy trì và đảm bảo hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước phát triển một cách có hiệu quả. Để tìm hiểu quy định của pháp luật về mức xử phạt khi không đăng ký nhượng quyền thương mại, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Xử phạt hành vi không đăng ký nhượng quyền thương mại

Xử phạt hành vi không đăng ký nhượng quyền thương mại

Quy định của pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại

Theo quy định của pháp luật về thương mại thì nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

  1. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Lưu ý để được cấp quyền thương mại thì hệ thống kinh doanh của thương nhân dự định dùng để nhượng quyền phải đáp ứng điều kiện là đã được hoạt động ít nhất 01 năm.

Cơ sở pháp lý: Điều 284 Luật Thương mại 2005, Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại được sửa đổi bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP.

>>> Xem thêm: Quy trình thực hiện nhượng quyền thương mại

Các hành vi được xem là hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại

Các hành vi dưới đây được xem là hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại:

  • Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện quy định;
  • Nhượng quyền thương mại đối với những hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh;
  • Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại quy định tại Nghị định này;
  • Thông tin trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại có nội dung không trung thực;
  • Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
  • Vi phạm quy định về thông báo trong hoạt động nhượng quyền thương mại;
  • Không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra;
  • Vi phạm các quy định khác của Nghị định này.

Theo đó, khi thương nhân tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại có hành vi nêu trên thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, trường hợp gây thiệt đến lợi ích vật chất của tổ chức, cá nhân liên quan thì thương nhân có hành vi vi phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Cơ sở pháp lý: Điều 24 Nghị định 35/2006/NĐ-CP.

Hoạt động nhượng quyền thương mại

Hoạt động nhượng quyền thương mại

>>>Xem thêm: Nhượng quyền thương mại trong nước có cần đăng ký không?

Mức xử phạt hành vi không đăng ký hoạt động chuyển nhượng quyền thương mại

Mức xử phạt 

Mức xử phạt đối với hành vi không đăng ký hoạt động chuyển nhượng quyền thương mại khi thuộc trường hợp phải đăng ký là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đây là mức xử phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền nêu trên. Bên cạnh đó, chủ thể có hành vi vi phạm buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 3 và khoản 6 Điều 75 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP.

Thẩm quyền xử phạt

Dựa vào mức xử phạt đối với hành vi không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại nêu trên xác định thẩm quyền xử phạt thuộc về:

  1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
  2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  3. Đội quản lý thị trường
  4. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường
  5. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế
  6. Giám đốc Công an cấp tỉnh
  7. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh

Cơ sở pháp lý: Điều 88 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 52 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP.

Dịch vụ luật sư tư vấn về nhượng quyền thương mại

Với mục đích hỗ trợ khách hàng tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại hiệu quả và tuân thủ quy định pháp luật, chúng tôi cung cấp đến khách hàng dịch vụ tư vấn về nhượng quyền thương mại với các nội dung công việc sau:

Trên đây là một số công việc cơ bản, tùy vào nhu cầu của khách hàng mà phạm vi tư vấn sẽ khác nhau.

>>> Xem thêm: Dịch vụ soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại

Tư vấn pháp luật về nhượng quyền thương mại

Tư vấn pháp luật về nhượng quyền thương mại

Trong trường hợp phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại mà không tiến hành đăng ký sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, bên nhượng quyền buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Nếu quý bạn đọc cần được tư vấn chi tiết hơn vui lòng liên hệ dịch vụ luật sư thông qua tổng đài: 1900.63.63.87.

Scores: 4.8 (42 votes)

Luật Long Phan PMT

Công Ty Long Phan PMT hướng đến trở thành một CÔNG TY LUẬT uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực TƯ VẤN PHÁP LUẬT, cung cấp DỊCH VỤ LUẬT SƯ pháp lý. Luật Long Phan PMT hoạt động với phương châm ☞ "lấy chữ tín lên hàng đầu", "xem khách hàng như người thân", làm việc nhanh chóng, hiệu quả. Điều hành bởi Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng nỗ lực không ngừng để trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của mọi cá nhân, tổ chức.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8