Trường hợp nào thừa phát lại không được lập vi bằng được quy định cụ thể và rõ ràng tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý khách các thông tin về trường hợp thừa phát lại không được lập vi bằng, thủ tục lập vi bằng và các vấn đề pháp lý liên quan.
Trường hợp không được lập vi bằng
Mục Lục
Quy định của pháp luật về thủ tục lập vi bằng
Vai trò của Thừa phát lại khi lập vi bằng?
Thừa phát lại có vai trò quan trọng trong việc thực hiện lập vi bằng, tại Khoản 1 Điều 39 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP có quy định rằng: “Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.” Như vậy, có thể thấy việc lập vi bằng phải được thực hiện dưới sự chứng kiến của thừa phát lại và “Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng”
Thủ tục thực hiện lập vi bằng
Thủ tục lập Vi bằng
Theo Điều 39 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP thủ tục lập vi bằng được thực hiện theo các trình tự sau:
- Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.
Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.
- Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
- Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.
Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Các trường hợp thừa phát lại không được lập vi bằng
Không phải bất cứ lúc nào Thừa phát lại cũng được lập vi bằng, tại Điều 37 và Khoản 4 Điều 4 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP có quy định về những trường hợp mà thừa phát lại không được lập vi bằng.
Khoản 4 Điều 4 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP
- Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
Điều 37 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP
- Các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.
- Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lại trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.
- Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.
- Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
- Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
- Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.
- Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
- Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Hậu quả của việc lập vi bằng không đúng quy định pháp luật
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 32 của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, nếu thuộc các trường hợp không được lập vi bằng theo quy định tại Điều 37 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP mà Thừa phát lại vẫn tiến hành lập vi bằng sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Ngoài ra, tùy theo hành vi vi phạm, Thừa phát lại có thể bị phạt tiền kèm theo tước quyền sử dụng thẻ Thừa phát lại.
Đối với những người yêu cầu lập vi bằng, người tham gia giao dịch được ghi nhận thì có khả năng vướng vào các tranh chấp, các giao dịch, thỏa thuận không được công nhận và một số hệ quả khác tùy từng trường hợp cụ thể vì đây là hành vi không được pháp luật cho phép.
Luật sư tư vấn về các trường hợp thừa phát lại không được lập vi bằng
- Tư vấn về các trường hợp thừa phát lại không được lập vi bằng
- Tư vấn hồ sơ lập vi bằng đúng quy định pháp luật.
Luật sư tư vấn thủ tục lập vi bằng
Có thể thấy việc lập vi bằng theo đúng quy định của pháp luật là điều cần thiết, khi thuộc trường hợp không được lập vi bằng mà vẫn tiến hành lập vi bằng sẽ đem lại nhiều rủi ro pháp lý khác như giao dịch không được công nhận,.. vì vậy thông qua bài viết trên, công ty cung cấp các thông tin về trường hợp không được lập vi bằng. Nếu quý khách có thắc mắc vui lòng liên hệ qua số hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.