Tranh chấp hợp đồng vay tài sản là việc các bên có tranh chấp hợp đồng giải quyết tranh chấp thông qua thủ tục khởi kiện tại Tòa án để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, làm thể nào để giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại Tòa án, bài viết này sẽ tư vấn cụ thể các vấn đề trên và cung cấp dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng nhanh chóng.

Mục Lục
Quy định của pháp luật về hợp đồng vay tài sản và lãi suất?
Về hợp đồng vay tài sản
Căn cứ Điều 463 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng vay tài sản được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến kỳ hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo quy định của pháp luật thì đối tượng của hợp đồng vay tài sản là động sản.
Về lãi suất hợp đồng vay tài sản
Theo Điều 468 Bộ luật dân sự 2015, Lãi suất thường được áp dụng trong các hợp đồng vay tài sản là do các bên thỏa thuận.
- Lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
- Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Lãi suất của hợp đồng vay vốn trong trường hợp cao gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự 2015 (20%/năm) hoặc hành vi nhằm thu lợi bất chính, có yếu tố chuyên nghiệp hướng đến mục tiêu lợi nhuận thì sẽ bị quy thành tội cho vay nặng lại theo Điều 201 Bộ luật hình sự 2015.
>> Tham khảo thêm: CHO VAY VỚI LÃI SUẤT CAO THÌ PHẠM TỘI GÌ?
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Trước khi mở phiên xét xử:
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình, trước khi mở phiên xử, luật sư thực hiện các công việc:
- Tư vấn về chiến lược giải quyết tranh chấp; phân tích và đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của các bên trong tranh chấp hợp đồng vay tài sản;
- Tư vấn về cách thức, biện pháp giải quyết tranh chấp cụ thể;
- Đại diện cho khách hàng trong việc đàm phán giải quyết tranh chấp với bên tranh chấp;
- Tham gia điều tra, thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ, tài liệu theo đúng thủ tục luật định;
- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ xuất trình trước tòa án trong phiên xét xử.
Tại phiên xét xử:
Khi Tòa án tiến hành xét xử, luật sư sẽ:
- Đại diện theo ủy quyền hoặc là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự;
- Bào chữa cho thân chủ của mình trước Tòa án bằng kiến thức chuyên môn;
- Cung cấp các chứng cứ cần thiết cho Tòa án.
Chi phí thuê luật sư giải quyết tranh chấp

Khi thuê luật sư giải quyết tranh chấp, người có nhu cầu có thể thỏa thuận trả phí theo các cách:
- Phí cố định: Mức phí phí được xác định thông qua đối tượng hợp đồng. Đối với từng vấn đề, yêu cầu cụ thể của khách hàng sẽ đưa ra mức chi phí phù hợp, đảm bảo quyền và lợi ích cho khách hàng; hai bên có thể thanh toán ngày khi ký hợp đồng;
- Phí kết quả: thanh toán theo mức độ kết quả mà luật sư thực hiện được; thời hạn chi trả được tiến hành ngay sau khi có kết quả thực hiện công việc.
Thực tế, tùy vào cụ thể, chi tiết của từng sự, vụ việc sẽ có mức phí thuê luật sư khác nhau.
Đây là bài viết về tranh chấp hợp đồng vay tài sản có lãi cao tại Tòa án của chúng tôi. Nếu bạn đọc có khó khăn, thắc mắc, cần tư vấn hay tìm hiểu sâu hơn các vấn đề liên quan tới bài viết này hoặc pháp luật về hợp đồng, tranh chấp hợp đồng thì quý bạn đọc hãy liên hệ ngay đến luật sư tư vấn hợp đồng qua hotline 1900.63.63.87 trên website của chúng tôi để được hỗ trợ nhiệt tình và tư vấn chi tiết. Trân trọng.