Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm khi phát sinh sự kiện bảo hiểm

Hiện nay, bảo hiểm với vai trò vừa là khoản tích lũy vừa là phương thức thanh toán khi tham gia các dịch vụ trong đời sống hằng ngày, do đó là vấn đề rất được mọi người quan tâm. Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định và lúc này trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm khi phát sinh sự kiện bảo hiểm được phát sinh. Vậy các trách nhiệm đó là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về trình tự, thủ tục trên.

Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm khi phát sinh sự kiện bảo hiểm

Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm khi phát sinh sự kiện bảo hiểm

Xác định hiện trạng đối tượng bảo hiểm khi phát sinh sự kiện

Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.

CSPL: khoản 10 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000

Trước đó, doanh nghiệp phải tiến hành xác định hiện trạng của đối tượng bảo hiểm để xác định xem thông tin mà bên mua bảo hiểm cung cấp khi sự kiện bảo hiểm xảy ra có chính xác không và bên mua bảo hiểm có thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong việc áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất hay không.

Ngoài ra việc xác định trên còn nhằm giúp doanh nghiệp bảo hiểm phần nào dự liệu được mức bồi thường hay số tiền phải thanh toán cho người mua bảo hiểm. Đồng thời tìm hiểm nguyên nhân gây ra sự kiện bảo hiểm từ đó xác định có rơi vào điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đã xác lập trước đó không.

>>>Xem thêm:  Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tài sản giải quyết như thế nào?

Thu thập tài liệu chứng cứ liên quan đến sự kiện bảo hiểm

Theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định

  • Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm; áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của pháp luật.
  • Doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Việc cung cấp thông tin cũng như tài liệu được thu thập phải được thực hiện một cách trung thực, liên quan đến đối tượng bảo hiểm.

Thu thập tài liệu chứng cứ khi phát sinh tranh chấp bảo hiểm

Thu thập tài liệu chứng cứ khi phát sinh tranh chấp bảo hiểm

Công tác giám định

Theo quy định tại Điều 48 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 thì:

  • Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.
  • Trong trường hợp các bên không thống nhất về nguyên nhân và mức độ tổn thất thì có thể trưng cầu giám định viên độc lập, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập thì một trong các bên được yêu cầu Tòa án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của người được bảo hiểm chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.

>>>Xem thêm:  Điều kiện bảo hiểm và chuyên chở trong hợp đồng thương mại quốc tế

Xác định trách nhiệm bồi thường hay không bồi thường

Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi có một trong những căn cứ sau:

  • Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm;
  • Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm;
  • Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm

CSPL: Điều 15 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; nếu không có thoả thuận khác thì thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường.

Những sự kiện, sự cố mang tính chất chủ quan như vi phạm pháp luật, vi phạm cam kết hoặc những trường hợp rơi vào điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm thì lúc này doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường.

Thông báo khi phát sinh sự kiện bảo hiểm

Thông báo khi phát sinh sự kiện bảo hiểm

>>>Xem thêm: Thủ tục khởi kiện đòi tiền bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm xe

Thông báo và nghĩa vụ thông báo

Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm

Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm; hông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm; thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm

Các bên chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và ngược lại. Lúc này doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm và bên mua bảo hiểm phải thanh toán chi phí đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng

Những thông tin do bên mua bảo hiểm cung cấp doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm giữ bí mật.

CSPL: Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm khi phát sinh sự kiện bảo hiểm. Nếu quý bạn đọc có nhu cầu cần hỗ trợ gửi hồ sơ tài liệu hoặc cần đặt lịch gặp trực tiếp luật sư hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 1900.63.63.87 để được giải đáp TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP một cách nhanh chóng và kịp thời. Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87