Trong vận tải hàng hóa quốc tế, vận đơn đường biển (Bill of Lading, B/L) là một chứng từ pháp lý rất quan trọng trong bộ hồ sơ hải quan để làm thủ tục xuất nhập cảnh hàng hóa. Cùng với đó là các chứng nhận thực xuất theo Bản quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP600). Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời quý bạn đọc tham khảo bài viết Vận đơn đường biển và các chứng nhận thực xuất theo UCP600
Vận đơn đường biển
Mục Lục
Hình thức và nội dung của vận đơn
Chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển có thể phát hành dưới hai hình thức:
- Chứng từ giấy: Đối với chứng từ giấy thì bao gồm 2 mặt : mặt 1 sẽ chứa đựng những nội dung theo quy định, mặt 2 chứa đựng các điều kiện và điều khoản chuyên chở.
- Chứng từ điện tử: Đối với chứng từ điện tử, UCP600 không đề cập trong nội dung, mà sẽ có bản phụ trương hướng dẫn cụ thể kèm theo. Nếu phát hành dưới dạng điện tử thì không bao gồm 2 mặt mà bao gồm 2 bộ phận hợp thành: bộ phận thứ nhất gọi là chứng từ vận đơn điện tử (Electronic Bill of Lading text) và bộ phận thứ hai gọi là trang đăng ký chuyển đổi. Song, phát hành dưới hình thức nào cũng phải đảm bảo những nội dung được quy định trong UCP 600.
Cho đến nay, trong ngành vận tải biển quốc tế không có mẫu B/L thống nhất. Mỗi hãng tàu đều phát hành B/L theo mẫu riêng, nhưng về nội dung chúng có những điểm chung, căn cứ vào những Công ước điều chỉnh về B/L đang có hiệu lực theo nguyên tắc áp dụng Công ước nào thì phải ghi rõ và những qui định trong B/L không được trái với Công ước áp dụng.
Người ký chứng từ: Theo UCP 600, người ký các chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, cụ thể như sau:
- Đối với vận đơn đường biển và giấy gửi hàng bằng đường biển, người ký chứng từ có thể là người chuyên chở hay đại lý hoặc người thay mặt người chuyên chở; thuyền trưởng hay đại lý hoặc người thay mặt thuyền trưởng.
- Đối với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, người ký chứng từ có khác đôi chút so với người ký chứng từ trên vận đơn đường biển và giấy gửi hàng bằng đường biển. Cụ thể, người ký vận đơn theo hợp đồng thuê tàu có thể là thuyền trưởng hay đại lý hoặc người thay mặt thuyền trưởng; chủ tàu hay đại lý hoặc người thay mặt chủ tàu; người thuê tàu hay đại lý hoặc người thay mặt người thuê tàu (người thuê tàu thường gọi là người chuyên chở).
Người ký chứng từ, khi ký phải thể hiện rõ tư cách pháp lý của mình. Riêng đối với đại lý, khi ký, ngoài việc thể hiện là đại lý, còn phải ghi rõ đại lý cho ai, nghĩa là phải ghi rõ tên của người mà mình đại lý cho họ. - Chữ ký trên chứng từ vận tải đa phương thức có thể là chữ ký viết tay (chữ ký sống), chữ ký in sao (facimile), chữ ký đục lỗ (perforated), chữ ký đóng dấu (stamped) bằng ký hiệu tượng trưng hoặc bằng các máy móc phương tiện khác nếu như không trái với luật pháp của quốc gia mà chứng từ đó được phát hành.
UCP 600 về vận tải đơn đường biển
>>>Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp
Quy định của UCP về vận tải đơn đường biển
Vận đơn đường biển
Ở Điều 20 và Điều 21 của UCP 600, khoản b và c đã quy định là trên chứng từ vận chuyển có thể ghi hàng hóa sẽ hoặc có thể chuyển tải miễn là toàn bộ hành trình vận chuyển chỉ sử dụng một và cùng một chứng từ. Đối với vận đơn đường biển và giấy gửi hàng bằng đường biển, UCP 600 quy định “không thể hiện phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu”. Vì vậy, trong nội dung của hai chứng từ này phải “chứa đựng các điều kiện và điều khoản chuyên chở hoặc phải dẫn chiếu tới các nguồn khác chứa đựng những điều kiện và điều khoản chuyên chở (trường hợp vận đơn hay giấy gửi hàng mặt sau để trắng).
Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu
Đối với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, UCP 600 quy định có ghi trên đó là phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu, mà hợp đồng thuê tàu đã đầy đủ các điều kiện và điều khoản chuyên chở, cho nên UCP 600 không đề cập tới điều kiện và điều khoản chuyên chở trên vận đơn. Về nội dung của hợp đồng thuê tàu, các ngân hàng cũng không có trách nhiệm kiểm tra và xem xét ngay cả khi hợp đồng thuê tàu phải xuất trình theo yêu cầu của thư tín dụng
>>>Xem thêm: Điều kiện giao hàng FCA trong hợp đồng thương mại
Kiểm tra Bill of Lading
Những vấn đề cần lưu ý khi kiểm tra Bill of Lading
Những nội dung cần đối chiếu để xác nhận thực xuất: Căn cứ thông tin khai báo trên tờ khai hải quan xuất khẩu: phải xác nhận “Ngày xếp hàng lên tàu”để ghi vào tờ khai hải quan. Để đảm bảo lô hàng xuất khẩu đúng khai báo, phải kiểm tra đối chiếu các thông tin trên B/L xem có khớp, cụ thể:
- Đối chiếu với B/L: xác định ngày xếp hàng lên tàu để ghi vào tờ khai hải quan. Ngoài ra để kiểm tra tính hợp lệ, đồng bộ cần phải đối chiếu: tên và địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu; cửa khẩu xuất hàng; cảng dỡ/giao hàng; tên hàng, số, trọng lượng, số kiện… Chú ý: ngày phát hành B/L phải sau ngày kiểm tra thực tế hàng hóa. Việc đối chiếu các chi tiết trên cũng là cơ sở để xác định lô hàng thuộc hợp đồng gia công trong trường hợp bên nhận gia công Việt Nam không phải là “shipper “trên B/L
- Về tính hợp lệ của “Bản sao y vận đơn”: Thể thức bản sao được quy định như sau: “Hình thức sao: sao y bản chính hoặc trích sao, hoặc sao lục; tên cơ quan, tổ chức sao văn bản; số, ký hiệu bản sao; địa danh và ngày, tháng, năm sao; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản; nơi nhận”.
- Về các B/L do forwarder ký phát hành: việc ký phát hành B/L cũng phải đúng về thủ tục hành chính và phù hợp tập quán quốc tế: khi ký phải thể hiện rõ tư cách pháp lý của mình: “As carrier” hay “As agent for the carrier”. Riêng đối với đại lý, khi ký, ngoài việc thể hiện là đại lý, còn phải ghi rõ đại lý cho ai, nghĩa là phải ghi rõ tên của hãng vận chuyển mà mình làm đại lý.Thực tế, doanh nghiệp thường xuất trình các B/L có chữ ký của người phát hành không đúng thể thức, nội dung theo yêu cầu nêu trên.
- Dấu “Correction” trên B/L: Về nguyên tắc, chỉ những người đã ký phát hành văn bản mới có thẩm quyền thay đổi những nội dung của văn bản đó bằng một văn bản đính chính khác.
Theo ISBP (bản sửa đổi 2007 cho UCP 600): Trừ những chứng từ do người hưởng lập, việc sửa chữa trên các chứng từ khác phải thể hiện là được người phát hành, hoặc người được người phát hành ủy quyền, xác thực. Việc xác thực phải được người xác thực thực hiện bằng cách ký hoặc ký tắt, ghi rõ họ tên, trường hợp người xác thực không phải là người phát hành chứng từ thì phải ghi rõ chức năng của người xác thực.
>>>Xem thêm: Hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế
Luật sư hỗ trợ
Trên đây là bài viết về “Vận đơn đường biển và các chứng nhận thực xuất theo UCP600”. Nếu có vấn đề nào cần được hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT để TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.