Giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ vận tải.
>> Xem thêm: Chính Sách Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Vận Tải Bị Ảnh Hưởng Covid-19
Mục Lục
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là gì?
Hàng hóa cũng là một loại tài sản vì thể hợp đồng vận chuyển hàng hóa sẽ mang bản chất của hợp đồng vận chuyển tài sản. Áp dụng Điều 530 Bộ luật dân sự 2015 có thể hiểu:
Hợp đồng vận chuyển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản, hàng hóa đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản, hàng hóa đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển. Bao gồm cả vận chuyển trong nước và quốc tế.
Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa là hàng hóa. Theo đó hàng hóa sẽ bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai. Hàng hóa trong hợp đồng vận chuyển không được là hàng cấm, hàng nguy hiểm đến tính mạng, hàng cấm lưu thông trên thị trường.
Cụ thể về hình thức, mẫu của hợp đồng vận chuyển xem tại: HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
Các hình thức vận chuyển hàng hóa
- Đường bộ: là hình thức phổ biến , thường được áp dụng với vận chuyển trong nước.
- Đường sắt: chưa thật sự phát triển ở Việt Nam
- Đường thủy ( Vận tải biển, thủy nội địa, ngoại địa): là hình thức phổ biến, chiếm gần 80% lượng hàng hóa chuyên chở, áp dụng cho cả vận chuyển nội địa và quốc tế.
- Đường hàng không: thích hợp cho những mặt hàng nhẹ, giá trị cao và yêu cầu thời gian vận chuyển ngắn.
- Đường ống: là loại hình vận chuyển đặc thù chỉ phù hợp cho những loại hàng đặc biệt như: khí hóa lỏng, dầu lửa,..Phục vụ cho các doanh nghiệp đa quốc gia, doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn.
Tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa là gì?
Tranh chấp hợp đồng vận chuyển là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của một hoặc cả hai bên chủ thể của hợp đồng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển.
Chẳng hạn như nghĩa vụ về trả cước phí vận chuyển, cung cấp thông tin hàng hóa, nghĩa vụ của bên vận chuyển là phải đảm bảo chất lượng hàng hóa tránh hư hỏng tổn thất, hạn chế mọi rủi ro ảnh hưởng đến kinh tế của các bên.
Tranh chấp hợp đồng vận chuyển có thể chỉ liên quan đến hợp đồng vận chuyển, nhưng đôi khi điều này còn dẫn đến tranh chấp hợp đồng bảo hiểm.
Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp:
Theo như quy định tại Luật thương mại 2005 thì khi xảy ra các tranh chấp trong thương mại, dịch vụ, cung ứng dịch vụ được giải quyết bằng các hình thức:
Bằng THƯƠNG LƯỢNG:
Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp không chính thức, không có sự can thiệp của bất kỳ cơ quan nhà nước hay bên thứ ba nào.
Bằng HÒA GIẢI:
Hòa giải là phương thức do cơ quan tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải.
Hòa giải là các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.
Bởi TRỌNG TÀI:
Các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.
Quy trình thủ tục tố tụng trong trọng tài được quy định cụ thể tại Luật trọng tài thương mại 2010. Theo đó, quy trình bao gồm các bước sau:
- Soạn thảo, gửi đơn khởi kiện và bản tự bảo vệ
- Thành lập hội đồng trọng tài
- Nghiên cứu hồ sơ
- Phiên họp giải quyết tranh chấp
- Ban hành phán quyết trọng tài
Bởi TÒA ÁN:
Quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp được quy định chủ yếu tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và các văn bản khác.
- Khởi kiện
- Thụ lý vụ án
- Hòa giải và chuẩn bị xét xử
- Xét xử sơ thẩm
- Xét xử phúc thẩm
- Giám đốc thẩm/tái thẩm
Tuy nhiên, để được thụ lý vụ án, người nộp đơn cần lưu ý đến thẩm quyền của tòa án bao gồm cấp Tòa án và Tòa án theo lãnh thổ. Thông thường, đa số tranh chấp hợp đồng vận chuyển do tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết. Còn nếu có yếu tố nước ngoài, thì thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh. Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cũng quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án của Tòa án theo lãnh thổ, cụ thể:
Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức. Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức.
Để rõ hơn về thủ tục cũng như trình tự giải quyết tranh chấp xem tại: TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
Nếu bạn đọc có những vướng mắc, khó khăn trong vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hay cần thuê luật sư hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được đội ngũ LUẬT SƯ TƯ VẤN HỢP ĐỒNG tư vấn cụ thể hơn. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.