Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam được phép hoạt động sau khi hoàn tất thủ tục thành lập theo pháp luật kinh doanh, đầu tư của nước sở tại. Dù đều là đại diện thương mại của thương nhân nước ngoài (TNNN) nhưng thủ tục thành lập của VPĐD và Chi nhánh vẫn có những khác biệt nhất định. Bài viết sau đây sẽ cung cấp khái lược những thông tin về mặt pháp lý dành cho bạn đọc có thể tìm hiểu.
Mục Lục
Điều kiện thành lập VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
- TNNN được thành lập theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế (ĐƯQT) mà VN là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
- TNNN đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập;
- Nếu Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương của TNNN có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
- Nội dung hoạt động của VPĐD phù hợp với cam kết của VN trong các ĐƯQT mà VN là thành viên;
- Nếu nội dung hoạt động của VPĐD không phù hợp với cam kết của VN hoặc TNNN không thuộc quốc gia tham gia ĐƯQT mà VN là thành viên thì việc thành lập VPĐD phải được Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành chấp thuận.
Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập VPĐD và số lượng VPĐD được phép thành lập
- Sở Công Thương nơi TNNN dự kiến đặt trụ sở VPĐD bên ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao thực hiện việc cấp Giấy phép thành lập và chấm dứt hoạt động VPĐD của TNNN tại VN;
- Mỗi TNNN chỉ được phép thành lập 01 VPĐD với một tên gọi xác định tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chuẩn bị hồ sơ và trình tự, thủ tục thành lập VPĐD của công ty nước ngoài
Hồ sơ đề nghị thành lập VPĐD
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập VPĐD theo do đại diện có thẩm quyền của TNNN ký;
- Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh của TNNN;
- Văn bản của TNNN cử/bổ nhiệm người đứng đầu VPĐD;
- Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán do cơ quan có thẩm quyền nơi TNNN thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh quá trình hoạt động của TNNN đó trong năm tài chính gần nhất;
- Bản sao CMND/CCCD (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu VPĐD;
- Bản sao biên bản ghi nhớ/thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác chứng minh TNNN có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở VPĐD;
- Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở VPĐD chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện về an ninh, trật tự và quy định pháp luật có liên quan.
Trình tự, thủ tục
Điều 11 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định như sau:
- TNNN nộp hồ sơ tại Cơ quan cấp phép nơi dự kiến đặt trụ sở VPĐD.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, tính hợp lệ của hồ sơ.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép thực hiện cấp Giấy phép thành lập VPĐD.
- Nếu việc thành lập VPĐD chưa được quy định tại VBQPPL chuyên ngành, cơ quan cấp phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan cấp phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập VPĐD.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Bộ, cơ quan cấp phép thực hiện cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập VPĐD.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cấp phép, cơ quan cấp phép phải công bố thông tin vè VPĐD lên trang thông tin điện tử của mình.
>>> Xem thêm:
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
Cần lưu ý gì khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài?
Thủ tục chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Trên đây là nội dung tư vấn về đại diện thương mại của công ty nước ngoài tại Việt Nam. Nếu quý độc giả cần hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ và thủ tục pháp lý kinh doanh, thương mại vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư doanh nghiệp tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.