Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người học nghề gây ra

Bồi thường thiệt hại khi người học nghề gây ra được pháp luật quy định cụ thể. Trách nhiệm bồi thường có thể vừa người học nghề và người dạy nghề đều phải gánh chịu. Mức độ bồi thường tùy vào từng trường hợp nhất định. Bài viết dưới đây sẽ thông tin về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người học nghề gây ra.

Giải quyết bồi thường thiệt hại do người học nghề gây ra

Giải quyết bồi thường thiệt hại do người học nghề gây ra

Quy định về học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động

Pháp luật cho phép việc dạy và đào tạo nghề cho người học việc. Tuy nhiên, người sử dụng lao động và người học nghề phải tuân thủ quy đinh pháp luật. Theo đó, tại khoản 1, 4, 5 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 quy định về học nghề để làm việc cho người lao động như sau:

  • Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
  • Người học nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề.
  • Người học nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.
  • Trong thời gian học nghề, nếu người học nghề, trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.

Người học nghề có phải ký hợp đồng lao động?

Pháp luật lao động Việt Nam không bắt buộc người sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động với người học nghề. Pháp luật cũng không yêu cầu hai bên phải xác lập văn bản thể hiện mối quan hệ này. Cụ thể, căn cứ khoản 6 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao lao động với người học nghề khi hết thời hạn học nghề, tập nghề. Tuy nhiên, việc xác lập hợp đồng lao động chỉ được thực hiện khi người học nghề đáp ứng được các điều kiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.

Quy định pháp luật về hợp đồng lao động với người học nghề

Quy định pháp luật về hợp đồng lao động với người học nghề

Người học nghề gây thiệt hại có phải bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại do người học nghề gây ra được quy định tại Điều 600 BLDS 2015. Theo đó, cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người học nghề gây thiệt hại khi đang thực hiện công việc được giao thì người dạy nghề sẽ phải bồi thường cho thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, người dạy nghề cũng có thể yêu cầu người học nghề có lỗi gây ra thiệt hại hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật

Nguyên tắc, mức bồi thường do người học nghề gây ra thiệt hại

Nguyên tắc

Căn cứ Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 được hướng dẫn chi tiết bởi Điều 3 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP ngày 06/9/2022, nguyên tắc bồi thường do người học nghề gây ra được quy định như sau:

  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  • Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Chi phí bồi thường khi người học nghề gây thiệt hại

Chi phí bồi thường khi người học nghề gây thiệt hại

>>>Xem thêm: Người làm công gây ra tai nạn giao thông thì ai bồi thường 

Mức bồi thường

Tùy vào thiệt hại cụ thể về tài sản, sức khỏe, tính mạng sẽ có mức bồi thường khác nhau:

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Tại Điều 589 BLDS 2015 quy định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm phải bồi thường bao gồm:

  • Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
  • Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Cách tính thiệt hại khi sức khỏe bị xâm phạm căn cứ Điều 590 BLDS 2015 như sau:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  • Các thiệt hại khác theo quy định.

Ngoài ra, có thể bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần. Mức bù đắp về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định

 Tính mạng bị xâm phạm

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được xác định tại Điều 591 BLDS 2015 như sau:

  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Bên cạnh đó, còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

Căn cứ Điều 592 BLDS 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:

  • Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài ra, có thể bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần. Mức bù đắp về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá năm 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định

Tư vấn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người học nghề gây ra

Long Phan PMT chuyên tư vấn các vấn đề liên liên quan đến bồi thường thiệt hại. Dịch vụ tư vấn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người học nghề gây ra bao gồm:

  • Tư vấn chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra.
  • Tư vấn các loại thiệt hại để yêu cầu bồi thường.
  • Tư vấn mức bồi thường thiệt hại đối với từng trường hợp cụ thể.
  • Tư giải quyết tranh chấp trong trường hợp không bồi thường thiệt hại do người học nghề gây ra.
  • Đại diện tham gia giải quyết tranh chấp để đảm bảo quyền lợi khách hàng.
  • Tư vấn các vấn đề khác có liên quan đề bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra.

Tóm lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người học nghề gây ra cần được xem xét cẩn thận. Doanh nghiệp, cá nhân, các cơ sở đào tạo nghề cần nắm các quy định để đảm bảo quyền lợi. Nếu quý đọc giả có thắc mắc, vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ.

Các bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87