Xử phạt hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp

Xử phạt hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hình thức xử lý đối với bên thực hiện hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Tùy theo hình thức và mức độ vi phạm khác nhau mà mức phạt cũng khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra các mức xử phạt hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp, xin mời bạn đọc theo dõi.

Xử phạt hành vi vi phạm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Xử phạt hành vi vi phạm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Quy định pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thỏa thuận dưới mọi hình thức của doanh nghiệp tác động đến cạnh tranh của thị trường. Theo quy định tại Điều 11, 12 Luật Cạnh tranh 2018 thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm bao gồm:

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan

  • Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
  • Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
  • Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

  • Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
  • Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
  • Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan

Khi thỏa thuận dưới đây gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường:

  • Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
  • Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
  • Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận;
  • Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận;
  • Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi các công việc

Các công việc đó bao gồm: sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định. Và khi có các thỏa thuận dưới đây nó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường:

  • Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
  • Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
  • Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
  • Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
  • Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
  • Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận;
  • Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận;
  • Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Như vậy, không phải thoả thuận hạn chế cạnh tranh nào cũng bị cấm mà tuỳ vào thị trường và khả năng tác động hạn chế cạnh tranh của thoả thuận đó đến thị trường.

>>>Xem thêm: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm khi nào

Mức phạt hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan

Hình thức phạt chính

Các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan có hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Mức xử phạt căn cứ khoản 1, khoản 4 Điều 6 Nghị định 75/2019/NĐ-CP ngày 26/09/2019 của Chính phủ. Các hành vi của doanh nghiệp được xem là  hành vi vi phạm như sau:

  1. Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
  2. Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
  3. Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
  4. Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
  5. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
  6. Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận;
  7. Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
  8. Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
  9. Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
  10. Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
  11. Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Mức phạt tiền tối đa đối với doanh nghiệp thực hiện hành vi được nêu tại số 5, 6 phải thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất tương ứng được quy định trong Bộ luật Hình sự đối với doanh nghiệp thực hiện hành vi đó.

Lưu ý trong quá trình xử phạt hành vi vi phạm nêu trên, khi phát hiện có dấu hiệu cấu thành  Tội vi phạm quy định về cạnh tranh quy định tại Điều 217 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm chuyển một phần hoặc toàn bộ hồ sơ liên quan đến dấu hiệu của tội phạm đến cơ quan tố tụng có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả

Bên cạnh hình phạt chính các doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh phải chịu hình phạt bổ sung và khắc phục hậu quả, cụ thể:

  • Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm đối với hành vi vi phạmđược nêu trên;
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh.

Hình phạt bổ sung này được quy định cụ thể tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Nghị định 75/2019/NĐ-CP. Tuỳ từng hành vi mà việc áp dụng biện pháp xử phạt chính và phạt bổ sung cũng khác nhau.

Quy định pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Quy định pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

>>>Xem thêm: Quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Mức phạt hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau

Hình thức phạt chính

Theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 01% đến 05%. Phần trăm này được tính từ tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp bị xử phạt khi vi phạm các hành vi sau đây:

  1. Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
  2. Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
  3. Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
  4. Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
  5. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
  6. Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận;
  7. Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
  8. Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
  9. Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
  10. Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
  11. Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Tương tự mức phạt hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan, Chủ tịch UBCT Quốc gia có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự nếu rơi vào Điều 217 BLHS 2015 nói trên. Đồng thời, mức phạt tiền đối với doanh nghiệp thực hiện hành vi số 5, 6 phía trên cũng phải thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất tương ứng trong BLHS 2015. Các quy định này đều được quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 7 Nghị định 75/2019/NĐ-CP.

Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài hình phạt chính nêu trên, các doanh nghiệp có thể bị tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Và  bị buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh. Quý khách hàng có thể tham khảo thêm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Nghị định 75/2019/NĐ-CP.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đầy đủ 

Luật sư tư vấn về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp

Luật Long Phan PMT sẽ cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp với nội dung như sau:

  • Tư vấn quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh
  • các hình thức xử phạt đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh;
  • Tư vấn mức xử phạt các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ;
  • Tư vấn thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm ;
  • Tư vấn về các biện pháp khắc phục hậu quả;
  • Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền;
  • Nhận đại diện ủy quyền theo yêu cầu của khách hàng trong vụ việc việc cạnh tranh;
  • Soạn thảo các văn bản, đơn từ cần thiết trong quá trình thi hành quyết định xử phạt.

Tư vấn về mức xử phạt hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Tư vấn về mức xử phạt hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Như vậy, khi một trong các bên thực hiện hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tùy theo hình thức và mức độ vi phạm mà mức phạt của các hành vi vi phạm cũng khác nhau. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hoặc cần sử dụng dịch vụ luật sư doanh nghiệp, quý khách có thể liên hệ với Luật Long Phan PMT qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Scores: 4.6 (57 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8