Quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Thoả thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi cạnh tranh có nội dung rất đa dạng luôn luôn có sự thay đổi tùy thuộc vào sự sáng tạo của các chủ thể kinh doanh, vậy nên các quy định của Luật cạnh tranh về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh luôn là mối quan tâm cho các chủ thể kinh doanh. Do vậy, trong bài viết dưới đây, Công Ty Luật Long Phan sẽ cung cấp cho quý bạn đọc các thông tin liên quan đến vấn đề này.

Quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Như vậy, có thể suy ra hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gồm các cấu thành sau đây:

  • Tồn tại một thỏa thuận dưới bất kỳ hình thức nào: bằng văn bản hay thỏa thuận miệng, dưới dạng thức điện tử; công khai hoặc ngầm định;
  • Chủ thể của thỏa thuận là các bên, nghĩa là ít nhất gồm 02 tổ chức, cá nhân có liên quan với nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định.
  • Việc thực hiện thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Tại Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm các hành vi sau đây:

  • Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
  • Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
  • Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
  • Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
  • Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
  • Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận;
  • Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
  • Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
  • Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận;
  • Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
  • Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh;

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể phân loại theo hai dạng là thỏa thuận theo chiều ngang và thỏa thuận theo chiều dọc như sau:

Thỏa thuận theo chiều ngang là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp có cùng ngành hàng hoạt động trên cùng một thị trường liên quan như thỏa thuận giữa các nhà sản xuất hay giữa những nhà những nhà bán buôn hoặc giữa những nhà bán lẻ của những loại sản phẩm tương tự nhau. Nội dung của thỏa thuận liên quan đến ấn định giá mua bán hàng hóa, dịch vụ, phân chia thị trường, ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia thị trường, thông đồng trong đấu thầu, hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hóa, dịch vụ.

Thỏa thuận theo chiều dọc là các thỏa thuận liên quan đến việc bán lại những sản phẩm từ nhà sản xuất hay nhà cung cấp, do đó nó diễn ra giữa các doanh nghiệp ở các công đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm như thỏa thuận giữa nhà sản xuất và nhà phân phối. Thỏa thuận theo chiều dọc không tạo ra khả năng khống chế thị trường. Các thỏa thuận phổ biến theo chiều dọc thường có các nội dung: phân phối độc quyền theo lãnh thổ, giao dịch độc quyền, buộc các doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới phân phối của nhà sản xuất…; thỏa thuận ấn định giá bán lại.

Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

Pháp luật Việt Nam chỉ công nhận các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại Điều 11 Luật cạnh tranh 2018 và cấm các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sau đây:

  • Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan:
  • Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
  • Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
  • Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 11 của Luật cạnh tranh 2018:

  • Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
  • Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
  • Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường:

  • Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
  • Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
  • Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận;
  • Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận;
  • Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật cạnh tranh 2018 khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

>>>Xem thêm: Thủ Tục Tố Cáo Đối Thủ Kinh Doanh Cạnh Tranh Không Lành Mạnh

Miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

Các hành vi bị cấm đối với các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là tương đối. Trong các hành vi bị cấm nhưng vẫn được thực hiện trong điều kiện thị phần kết hợp dưới 30% trên thị trường liên quan, những hành vi bị cấm tuyệt đối và những hành vi cấm có miễn trừ. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định Điều 11 trừ các khoản 4, 5, 6 bị cấm theo quy định tại Điều 12 Luật cạnh tranh 2018 được miễn trừ có thời hạn nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng một trong các điều kiện:

  • Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;
  • Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế;
  • Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;
  • Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá.

Ngoài ra các thỏa thuận lao động, thỏa thuận hợp tác trong các ngành, lĩnh vực đặc thù được thực hiện theo quy định của luật khác.

Trong một số trường hợp, vì các mục đích khuyến khích thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như tạo điều kiện cho thị trường phát triển, pháp luật cạnh tranh đặt ra chế định miễn trừ đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật.

Xử lý vi phạm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Xử lý vi phạm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Xử lý vi phạm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Các chủ thể kinh doanh, hiệp hội ngành nghề khi vi phạm các quy định của pháp luật cạnh tranh, tuỳ thuộc tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi vi phạm có thể bị áp dụng các hình thức trách nhiệm pháp lý: trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự hay trách nhiệm hình sự.

Tương ứng với các hình thức trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự hay trách nhiệm hình sự áp dụng đối với các chủ thể kinh doanh, hiệp hội ngành nghề vi phạm các quy định của pháp luật cạnh tranh, đó là các chế tài hành chính, chế tài dân sự hay chế tài hình sự.

Theo Điều 6 Nghị định số 75//NĐ-CP thì bên cạnh những chế tài dân sự như bồi thường thiệt hại còn có chế tài hành chính như: phạt cảnh cáo, phạt tiền và cả các chế tài hình sự.

Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

 Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả:  Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh.

.

>>>Xem thêm: Hướng Dẫn Thủ Tục Khiếu Nại Về Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Của Đối Thủ

Chính sách khoan hồng

Kể từ khi Luật Cạnh tranh 2018 có hiệu tực, lần đầu tiên chính sách khoan hồng được áp dụng đối với những doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Theo đó, để được hưởng chính sách khoan hồng, các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cần đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018:

Đã hoặc đang tham gia với vai trò là một bên của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Chỉ những doanh nghiệp là thành viên của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mới là đối tượng được hưởng khoan hồng, trừ những doanh nghiệp có vai trò tổ chức hoặc ép buộc các doanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Như vậy, tất cả các cá nhân và tổ chức kinh doanh, bao gồm các loại hình công ty, hợp tác xã và hộ kinh doanh (trừ một số chủ thể được pháp luật quy định) đều có thể là đối tượng được hưởng chính sách khoan hồng nếu tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Tự nguyện khai báo hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều tra

Pháp luật Việt Nam chỉ cho phép miễn giảm trách nhiệm với doanh nghiệp thực hiện khai báo trước khi cơ quan có thẩm quyền bắt đầu việc điều tra. Nếu cơ quan điều tra tự phát hiện hoặc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị tố giác bởi một bên thứ ba nào đó, và việc điều tra đã được bắt đầu, thì các chủ thể tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mất hoàn toàn cơ hội được hưởng khoan hồng.

Khai báo trung thực và cung cấp toàn bộ các thông tin, chứng cứ có được về hành vi vi phạm, có giá trị đáng kể cho việc phát hiện, điều tra và xử lý hành vi vi phạm.

Tiêu chuẩn của chất lượng thông tin mà doanh nghiệp cung cấp là phải “có giá trị đáng kể”, tuy nhiên Luật Cạnh tranh lại chưa có những quy định để xác định giá trị của thông tin. Việc đánh giá chất lượng của thông tin phụ thuộc và sự chủ quan tùy nghi của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Các doanh nghiệp tiến hành khai báo và cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra vẫn chưa chắc được hưởng khoan hồng nếu các thông tin cung cấp không được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá là không đủ giá trị.

Hợp tác với cơ quan điều tra trong suốt quá trình điều tra và xử lý hành vi vi phạm

Ngoài việc tự nguyện khai báo và cung cấp những thông tin về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, các chủ thể khai báo cần phối hợp với cơ quan điều tra trong suốt quá trình điều tra, cho đến khi hành vi vi phạm đã được xử lý.

Như vậy, các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh vẫn có cơ hội được hưởng chính sách khoan hồng nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên. Khi đó, các doanh nghiệp đầu tiên, thứ hai và thứ ba nộp đơn xin hưởng khoan hồng sẽ nhận được mức miễn giảm lần lượt là 100%, 60% và 40% mức phạt tiền đối hành vi đã thực hiện.

Hỗ trợ gửi tài liệu, đặt lịch gặp luật sư trao đổi thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn luật doanh nghiệp từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

Scores: 4.7 (61 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8